ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ PHỔI TIỂU BÀO
Có nhiều hình thức điều trị khác nhau cho các
bệnh nhân bị ung thư phổi tiểu bào (small cell lung cancer - SCLC).
Một
số phương pháp điều trị được gọi là tiêu chuẩn (phương pháp điều trị hiện đang
được sử dụng), và một số đang được kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng. Một thử nghiệm lâm sàng về điều trị là một
nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa giúp cải thiện các phương pháp điều trị hiện
hành hoặc thu thập các thông tin về các phương pháp điều trị mới cho các bệnh nhân
bị ung thư. Khi các thử nghiệm lâm sàng
cho thấy rằng một phương pháp điều trị mới có tính hiệu quả hơn phương pháp điều
trị tiêu chuẩn, thì phương điều trị mới này có thể sẽ trở thành phương pháp điều
trị tiêu chuẩn. Các bệnh nhân có thể suy
nghĩ đến việc tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Một số thử nghiệm lâm sàng chỉ tiến hành ở
các bệnh nhân vẫn chưa bắt đầu điều trị.
Có 5 phương pháp điều trị tiêu chuẩn được sử
dụng:
Phẫu Thuật
Phẫu
thuật có thể được sử dụng nếu khối u ung thư được tìm thấy ở một bên phổi và chỉ
ở những hạch bạch huyết lân cận. Bởi vì
dạng ung thư phổi này thường được tìm thấy ở cả hai bên phổi, do đó phương pháp
điều trị không chỉ là phẫu thuật. Trong
lúc giải phẫu, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ các hạch bạch huyết để tìm xem chúng có
các tế bào ung thư không. Thỉnh thoảng,
phẫu thuật có thể được sử dụng để lấy ra mẫu mô để tìm hiểu dạng ung thư.
Cho
dù bác sĩ đã cắt bỏ tất cả khối u ung thư vào thời điểm giải phẫu, nhưng một số
bệnh nhân có thể được tiếp nhận hóa trị và xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt
bất kỳ tế bào ung thư nào còn xót lại.
Điều trị được thực hiện sau phẫu thuật, để giảm bớt nguy cơ ung thư tái
phát, có tên gọi là trị liệu bổ trợ (adjuvant therapy).
Hóa Trị
Hóa trị
(chemotherapy) là một phương pháp điều trị
ung thư sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung
thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào hoặc ngăn cản chúng phân bào. Khi trị liệu hóa học được uống bằng miệng hoặc
được truyền vào tĩnh mạch hoặc cơ, thì các loại thuốc đi vào máu và có thể tiếp
cận được các tế bào ung thư ở khắp cơ thể (systemic chemotherapy: hóa trị hệ thống). Khi trị liệu hóa học được đưa trực tiếp vào dịch não tủy (cerebrospinal
fluid), một cơ quan, hoặc một khoang cơ thể chẳng hạn như bụng, thì các
loại thuốc chỉ tác động đến các tế bào ung thư ở các khu vực đó (regional
chemotherapy: hóa trị khu vực). Cách tiến
hành hóa trị phụ thuộc vào dạng hoặc giai đoạn ung thư được điều trị.
Xạ Trị
Xạ trị
(radiation therapy) là một phương pháp điều
trị sử dụng tia X năng lượng cao (high-energy x-ray) hoặc các loại phóng xạ
khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển. Có hai loại xạ trị. Ngoại xạ trị
(external radiation therapy) sử dụng một máy
bên ngoài cơ thể để đưa phóng xạ đến khối u ung thư. Nội xạ trị
(internal radiation therapy) sử dụng chất
phóng xạ được đặt trong kim tiêm, các viên phóng xạ nhỏ (seed), các sợi kim loại
(wire), hoặc các ống thông (catheter), các dụng cụ này được đặt trực tiếp vào
bên trong hoặc gần khối u ung thư.
Phương pháp chiếu xạ hộp sọ phòng bệnh
(prophylactic cranial irradiation: trị liệu
phóng xạ dành cho não để giảm bớt nguy cơ ung thư sẽ di căn đến não) cũng có thể
được tiến hành. Cách thức trị liệu phóng
xạ được tiến hành phụ thuộc vào dạng ung thư và giai đoạn ung thư được điều trị.
Trị Liệu Laser
Trị liệu laser (laser therapy) là một
phương pháp điều trị ung thư sử dụng một tia laser (một tia laser mỏng với cường
độ cao) để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Đặt ống stent nội soi
Đèn nội soi (endoscope) là một ống
mỏng, được sử dụng để quan sát các mô bên trong cơ thể. Ống nội soi được trang bị đèn và một thấu
kính để nhìn và có thể được sử dụng để đưa ống stent vào một cấu trúc của cơ thể
để giữ cho cấu trúc này mở ra. Ống stent nội soi (endoscopic
stent) có thể được sử dụng để mở một đường hô hấp bị tắc nghẽn do mô
phát triển không bình thường gây ra.
Những phương pháp điều trị mới đang được kiểm
tra trong các thử nghiệm lâm sàng.
Bạn
có thể truy cập vào trang mạng NCI Website để tìm hiểu thêm thông tin về các thử nghiệm
lâm sàng.
Các bệnh nhân có thể suy nghĩ về việc tham
gia vào một thử nghiệm lâm sàng.
Đối
với một số bệnh nhân, tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng có thể là một chọn lựa
điều trị tốt nhất. Các thử nghiệm lâm
sàng là một phần của quá trình nghiên cứu ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để điều
tra xem các phương pháp điều trị ung thư mới có an toàn và hiệu quả hoặc tốt
hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn không.
Nhiều
phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn hiện nay dựa trên những thử nghiệm lâm
sàng trước đây. Các bệnh nhân tham gia
vào một thử nghiệm lâm sàng có thể tiếp nhận điều trị tiêu chuẩn hoặc nằm trong
số những người đầu tiên tiếp nhận một phương pháp điều trị mới.
Các
bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng cũng giúp cải thiện cách điều trị
bệnh ung thư trong tương lai. Ngay cả
khi các thử nghiệm lâm sàng không đưa đến những phương pháp điều trị hữu hiệu mới,
nhưng chúng cũng thường trả lời những câu hỏi quan trọng và giúp nghiên cứu có
thêm những bước tiến mới.
Các bệnh nhân có thể tham gia vào các thử
nghiệm lâm sàng trước khi điều trị, trong lúc điều trị, hoặc sau khi bắt đầu điều
trị ung thư.
Một
số thử nghiệm lâm sàng chỉ bao gồm những bệnh nhân vẫn chưa tiếp nhận trị liệu. Các thử nghiệm khác kiểm tra các phương pháp
điều trị cho những bệnh nhân mà bệnh ung thư của họ vẫn chưa được cải thiện. Còn có những thử nghiệm lâm sàng kiểm tra những
phương pháp mới để ngăn chặn ung thư tái phát hoặc giảm bớt các tác dụng phụ
trong quá trình điều trị.
Có Thể Cần Đến Các Kiểm
Tra Theo Dõi
Một
số kiểm tra được thực hiện để chẩn đoán bệnh ung thư hoặc để xác định giai đoạn
bệnh có thể được lặp lại. Một số kiểm
tra sẽ được lặp lại để xem xét tính hiệu quả của phương pháp điều trị này. Các quyết định về việc có nên tiếp tục, thay
đổi, hoặc ngưng điều trị hay không có thể phụ thuộc vào các kết quả của các kiểm
tra này. Điều này thỉnh thoảng được gọi
là tái xác định giai đoạn.
Một
số kiểm tra sẽ tiếp tục được tiến hành một cách không liên tục sau khi kết thúc
điều trị. Các kết quả của những kiểm tra
này có thể cho thấy tình trạng bệnh lý của bạn có thay đổi hoặc bệnh ung thư có
tái phát không. Các kiểm tra này thỉnh
thoảng được gọi là các kiểm tra theo dõi (follow-up test hoặc check-up).
Ung Thư Phổi Tiểu Bào Giai Đoạn Giới Hạn
Điều
trị bệnh ung thư phổi tiểu bào giai đoạn giới hạn
(limited-stage small cell lung cancer) có thể
bao gồm:
-
Trị
liệu hóa học phối hợp và trị liệu phóng xạ ngực. Trị liệu phóng xạ não sau đó có thể được tiến
hành cho các bệnh nhân được thuyên giảm hoàn toàn (complete responses: nhưng
không luôn luôn có nghĩa rằng bệnh ung thư đã được chữa khỏi).
-
Trị
liệu hóa học phối hợp cho các bệnh nhân không thể tiếp nhận trị liệu phóng xạ.
-
Phẫu
thuật, sau đó trị liệu hóa học.
-
Phẫu
thuật, sau đó trị liệu hóa học và trị liệu phóng xạ.
-
Trị
liệu phóng xạ não có thể được tiến hành ở các bệnh nhân được cải thiện hoàn
toàn do trị liệu, để ngăn ngừa sự lây lan của ung thư đến não.
-
Các
thử nghiệm lâm sàng về các điều trị hóa học, phẫu thuật và phóng xạ mới.
Ung Thư Phổi Tiểu Bào
Giai Đoạn Lan Rộng
Điều
trị bệnh ung thư phổi tiểu bào giai đoạn lan rộng
(extensive-stage small cell lung cancer) có
thể bao gồm:
-
Trị liệu hóa học phối hợp (combination
chemotherapy: trị liệu sử dụng từ 2 loại thuốc chống ung thư trở lên).
-
Trị
liệu phóng xạ não, cột sống, xương, hoặc các phần khác của cơ thể mà khối u ung
thư đã lan đến, dưới hình thức điều trị thuyên giảm
(palliative therapy) để làm dịu các triệu chứng
và cải thiện chất lượng cuộc sống.
-
Trị
liệu phóng xạ não có thể tiến hành ở các bệnh nhân được cải thiện hoàn toàn, để
ngăn ngừa ung thư lan đến não.
-
Các
thử nghiệm lâm sàng về các phương pháp điều trị hóa học mới.
Các Chọn Lựa Điều Trị
cho Bệnh Ung Thư Phổi Tiểu Bào Tái Phát
Điều
trị bệnh ung thư phổi tiểu bào tái phát có thể bao gồm:
-
Trị
liệu hóa học.
-
Trị
liệu phóng xạ dưới hình thức điều trị thuyên giảm để làm dịu các triệu chứng và
cải thiện chất lượng cuộc sống.
-
Trị
liệu laser, đặt ống stent để giữ cho các đường dẫn khí mở, và/hoặc nội xạ trị
dưới hình thức điều trị thuyên giảm để làm dịu các triệu chứng và cải thiện chất
lượng cuộc sống.
-
Các
thử nghiệm lâm sàng về các phương pháp điều trị hóa học mới.
Vì bệnh ung thư phổi tiểu bào (small
cell lung cancer – SCLC) sẽ nhanh chóng lan đi khắp cơ thể, cho nên việc điều
trị phải bao gồm các loại thuốc tiêu diệt ung thư (trị liệu hóa học) uống bằng
miệng hoặc tiêm vào cơ thể. Thông
thường, thuốc trị liệu hóa học etoposide (hoặc đôi khi là irinotecan) được phối
hợp với cisplatin hoặc carboplatin.
Điều trị phóng xạ và hóa học phối
hợp được tiến hành ở những người bị bệnh ung thư phổi tiểu bào (SCLC) đã lan đi
khắp cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp điều
trị này chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Nó không giúp chữa khỏi bệnh.
Trị liệu phóng xạ sử dụng các tia
phóng xạ mạnh hoặc các dạng phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trị liệu phóng xạ có thể được sử dụng phối
hợp với trị liệu hóa học nếu không thể tiến hành phẫu thuật. Phóng xạ có thể được sử dụng để:
-
Điều trị ung thư, cùng với trị liệu
hóa học, nếu không thể tiến hành phẫu thuật
-
Giúp giảm nhẹ các triệu chứng do
bệnh ung thư gây ra, chẳng hạn như tình trạng khó thở và sưng.
-
Giúp giảm đau khi bệnh ung thư đã
lan đến xương
Thông thường, bệnh ung thư phổi tiểu
bào có thể đã lan đến não, ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng hoặc các
dấu hiệu khác của bệnh ung thư ở não.
Kết quả là, một số bệnh nhân bị các khối u ung thư nhỏ, hoặc đáp ứng tốt
với vòng trị liệu hóa học đầu tiên có thể tiếp nhận trị liệu phóng xạ cho
não. Phương pháp này được gọi là chiếu
xạ hộp sọ phòng bệnh (prophylactic cranial irradiation – PCI).
Phẫu
thuật có lợi cho rất ít người bị bệnh ung thư phổi tiểu bào vì chứng bệnh này
thường đã lan đi vào thời điểm được chẩn đoán.
Phẫu thuật có thể được tiến hành khi chỉ có một khối u và không bị di
căn. Nếu phẫu thuật được tiến hành, thì
trị liệu hóa học và phóng xạ vẫn được cần đến.
Trị Liệu Hóa Học và Trị
Liệu Phóng Xạ
Đối
với những người bị ung thư phổi tiểu bào, bất kể giai đoạn, thì trị liệu hóa học
là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
Điều trị phóng xạ cũng có thể được sử dụng tùy thuộc vào giai đoạn ung
thư.
Đối
với những người bị bệnh ung thư phổi tiểu bào giai đoạn giới hạn (limited-stage
small cell lung cancer), phối hợp trị liệu hóa học và phóng xạ cùng lúc là
phương pháp điều trị được đề xuất. Chế độ
trị liệu hóa học ban đầu được sử dụng phổ biến nhất là etoposide (Toposar or
Vepesid) cộng với cisplatin (Platinol), được gọi là EP.
Đối
những người bị bệnh ung thư phổi tiểu bào giai đoạn lan rộng (extensive-stage
small cell lung cancer), trị liệu hóa học sử dụng chế độ EP là phương pháp điều
trị tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một chế độ
thuốc khác có thể được sử dụng là carboplatin (Paraplatin) cộng với irinotecan
(Camptosar).
Trị
liệu phóng xạ não có thể được sử dụng trước hoặc sau trị liệu hóa học cho một số
người có khối u ung thư đã lan đến não.
Trị Liệu Phóng Xạ
Ngăn Ngừa Não
Trên
một nửa số người bị bệnh ung thư phổi tiểu bào, khối u ung thư cũng lan đến
não. Đối với những người có bệnh ung thư
phổi đáp ứng lại trị liệu hóa học, thì các bác sĩ có thể chỉ định trị liệu
phóng xạ cho não để giúp ngăn ngừa bệnh ung thư lan đến não. Tiến trình này được gọi là bức xạ hộp sọ
phòng bệnh. Tiến trình này có thể có lợi
cho các bệnh nhân bị cả hai tình trạng bệnh ung thư phổi tiểu bào giai đoạn giới
hạn và giai đoạn lan rộng.
Phẫu Thuật
Một
phần trăm rất nhỏ những người bị ung thư tiểu bào giai đoạn giới hạn và không bị
các khối u hạch có thể có lợi từ phương pháp phẫu thuật, sau đó sẽ tiến hành trị liệu hóa học bổ trợ (adjuvant
chemotherapy).
Chèn Ép Dây Cột Sống
Tình trạng chèn
ép dây cột sống (spinal cord compression)
là một trường hợp ung thư khẩn cấp, vì bệnh nhân hiếm khi khôi phục chức năng
thần kinh sau khi đã bị mất. Sự xuất
hiện cơn đau lưng mới ở những người bị bệnh ác tính sẽ làm tăng mối nghi ngờ bị
đè nén dây cột sống.
Kiểm tra thần kinh triệt để và chụp
X-quang để kiểm tra đánh giá cột sống được chỉ định khi nghi ngờ bị chèn ép dây
cột sống. Mục đích là để ngăn ngừa sự
phát sinh tình trạng suy giảm chức năng thần kinh
(neurologic deficit), vì tình trạng suy giảm
này, sau khi xuất hiện, có thể tiến triển trong vòng vài giờ và gây liệt hoàn
toàn hai chân. Trì hoãn tiến hành trị
liệu thích hợp có thể dẫn đến mất chức năng thần kinh vĩnh viễn.
Những bệnh nhân được nghi ngờ bị
chèn ép dây cột sống phải được tiếp nhận các loại thuốc corticosteroid truyền
qua tĩnh mạch trước khi được gửi đi chụp MRI.
Liều lượng tiêu chuẩn là 10 mg dexamethasone truyền qua tĩnh mạch, sau
đó là 4-6 mg truyền qua tĩnh mạch/uống bằng miệng cứ mỗi 6 giờ.
Nếu
tình trạng chèn ép dây cột sống xảy ra ở bệnh nhân bị ung thư phổi tiểu bào,
thì việc quản lý toàn diện sẽ bao gồm trị liệu phóng xạ và/hoặc phẫu thuật giảm nén thần kinh (neurosurgical decompression), mà phải được tiến
hành ngay không trì hoãn.
Nguồn bổ sung: