CÁCH CHỌN LỰA VÀ BẢO QUẢN
Nếu
có thể, bạn hãy yêu cầu được thử một mẫu nước trà (chè) pha sẵn trước khi
mua. Đa số các loại trà chất lượng cao sẽ
có nước màu xanh nhạt hoặc xanh vàng.
Trà Sợi (Loose Tea)
Để
kiểm tra độ tươi, hãy vò nhẹ một ít trà (chè) rồi ngửi mùi. Trà có độ tươi và ngon sẽ có vị ngọt và có
hương cỏ.
Trà Túi Lọc
Để
kiểm tra độ tươi của trà túi lọc, lấy trà từ trong túi ra, cho túi rỗng này vào
một cái ly (tách, cốc), đổ nước nóng vào, và cho túi ngâm trong nước khoảng 2 –
3 phút. Nếu sau đó nước trong ly (tách,
cốc) giống như nước lọc, thì trà túi này có khả năng còn tươi mới. Nếu nước trong ly (tách, cốc) đó có vị trà,
thì trà (chè) này đã cũ, vì túi lọc đã bị thấm mùi vị của trà.
Vì
một oz (28 g) trà có thể pha được 15 đến 30 ly (tách, cốc), cho nên cách tốt nhất
để đảm bảo độ tươi của trà là bạn nên mua với số lượng nhỏ - nhiều nhất là 2 –
4 oz (56 – 113 g). Để giữ được độ tươi
và mùi vị trong cả hai loại trà túi lọc và trà sợi (trà rời), hãy bảo quản trà
(chè) trong hộp chứa chắn sáng có nắp đậy kín để bảo vệ trà không bị ảnh hưởng
bởi ánh sáng, độ ẩm và mùi thức ăn.
Hộp
chứa bằng thủy tinh có màu đậm hoặc bằng sành sứ là những loại tốt nhất; hộp
thiếc thường bị hở vì các đường nối được hàn lại với nhau. Sử dụng hộp chứa có kích cỡ vừa đủ để đựng
trà (chè); trà khi tiếp xúc với không khí trong nửa còn lại của hộp chứa lớn sẽ
tiếp tục oxy hóa.
Tốt
nhất nên bảo quản trà trong tủ đựng tối, khô ráo và ở nơi mát mẻ. Trà được bảo quản trong tủ lạnh dễ bị ẩm ướt
và pha lẫn với mùi vị của các loại thực phẩm khác, và tình trạng nước ngưng tụ
sẽ xảy ra khi trà đông lạnh tan đá có thể làm hỏng trà.
Sau
đây là một số loại trà ngon được bán ở đa số các tiệm trà (chè) nghiêm túc,
thương hiệu trà online:
Trà Xanh Trung Quốc
Các
loại trà xanh ngon nhất của Trung Quốc được xem là những loại được hái vào đầu
mùa xuân vào thời điểm Tết Thanh Minh (Quing Ming festival), diễn ra vào ngày 5 tháng 4
(tiết thanh minh). Các loại trà này bao
gồm: After the Snow Sprouting: trong số các búp non đầu tiên xuất hiện sau mùa
đông tuyết lạnh, những lá trà này tạo ra một loại trà có vị thanh nhã với hương
cỏ tươi. Trà Ching Ca: được trồng ở lục
địa chính của Trung Quốc, các loại trà (chè) này bao gồm trà Bỉ Lộ Xuân (Pi Lo Chun:
Spring Green Snail) và trà Thái Bình Tôn Hầu
(Tai Ping Hou Gui) nổi tiếng. Chun Mei (trà
Hồng Mao - Lông Mi Quý): một cái tên phản
ánh hình ảnh của các loại lá trà này được xoắn lại thành những hình dáng cong
nhỏ nhắn giống như lông mi được vuốt cong.
Loại trà được trồng ở những vùng cao ở tỉnh Vân
Nam (Yunnan) nên được pha sơ qua để tạo
ra nước trà màu hổ phách với dư vị thoang thoảng của quả mận.
Trà Long Tỉnh
(Dragonwell: với hương cỏ tươi, đây là loại
trà (chè) xanh được ưa thích nhất ở lục địa chính ở Trung Quốc. Loại cao cấp nhất là Thanh
Minh (Quing Ming), là tên của lễ mở đầu
mùa xuân khi các loại trà (chè) ngon nhất được hái. Những loại trà Lục
Trân Châu (Green Pearls): từng viên mở
ra thành 3 hoặc 4 lá, tạo ra nước trà màu vàng có mùi vị thơm ngon. Trà Thuốc Súng
(Gunpowder): một sự kết hợp giữa chồi và lá
non được cuộn lại thành các viên tròn giống như những viên đạn (do đó đã được đặt
tên như vậy), các viên trà (chè) này cũng nở ra khi được pha. Để kiểm tra độ tươi của trà thuốc súng, vò hoặc
bóp một viên trà (chè). Nếu trà còn tươi
mới, thì sẽ có cảm giác bị cản lại, nếu trà (chè) đã cũ, thì viên trà sẽ vỡ
ra. Hai loại trà thuốc súng ngon với vị
ngọt và hương cỏ là Thiên An Điện Ngân Châm Thuốc
Súng (Gunpowder Pinhead Temple of Heaven)
và Thiên An Điện Thuốc Súng (Gunpowder Temple of Heaven). Guzhang Maohan
(Mao Jian: trà Mao Phong): các lá trà (chè)
này từ các dãy núi Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy tạo ra nước trà (chè) có màu đậm hơn
với vị ngọt và có mùi xông khói. Trà Long Đỉnh (Pan Long
Yin Hao), từ tỉnh Chiết Giang, loại trà này liên tục chiến thắng trong
các cuộc thi trà do Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc tổ chức, được mô tả là “một loại
nước trà phức tạp với nhiều mùi vị”.
Trà
Bỉ Lộ Xuân (Pi Lo Chun): được dịch là “Mùi Thơm Gây Kinh Ngạc”, được mô tả phù
hợp với loại trà tạo ra nước màu vàng có vị ngọt hậu nhẹ. Trà Bạch Long Tỉnh
(Snow Dragon): được trồng gần ranh giới giữa
tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Chiết Giang, loại trà này được rang trong một chảo lớn để
tạo ra vị ngọt hạt dẻ. Trà Lục Ngân Châm Vân Nam (Yunnan
Green Needle): một loại trà (chè) có vị chát dễ chịu từ các búp trà non.
Trà Xanh Hữu Cơ
Các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về các nông sản hữu cơ được tìm thấy ở California,
Nhật và Đức. Bất cứ loại trà (chè) nào
đáp ứng được các tiêu chuẩn này là một sản phẩm hữu cơ có chất lượng cao.
Hai
đồn điền trà (chè) hữu cơ được đánh giá cao nhất là ở Ấn Độ: Đồn Điền Trà Oothu (Oothu
Tea Estate), đồn điền trà (chè) hữu cơ đầu tiên trên thế giới, và Đồn Điền Trà Makaibari (Makaibari
Tea Estates), tuân theo các nguyên tắc hài hòa với thiên nhiên thông qua
các phương pháp nông nghiệp cân bằng hữu cơ.
Trà Xanh Ấn Độ
Mặc
dù trà (chè) xanh chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng sản lượng trà ở Ấn Độ,
nhưng các loại trà sau đây khá nổi tiếng.
Bherjan Estate: một loại trà (chè) xanh hữu cơ được trồng ở Assam, một địa
hạt trồng nhiều trà nhất Ấn Độ. Trà ở
Assam nổi tiếng với vị nồng và mùi hơi nặng và độ đậm đặc cao. Ambootia Tea Estate: một loại trà hữu cơ ở địa
hạt Darjeeling tạo ra loại nước trà (chè) có vị nhẹ và mùi thơm dịu. Makaibari Tea Estates: một loại trà (chè)
xanh vùng Darjeeling đoạt giải thưởng, có mùi thơm nồng nhưng có vị nhẹ. Craigmore Estate: được trồng ở những vùng cao
ở dãy núi Nilgiris ngoạn mục, thuộc các dãy Núi Xanh (Blue Mountains) của Ấn Độ,
các loại trà xanh này có vị ngọt và mùi thơm đặc biệt.
Trà Xanh Nhật Bản
Các
loại trà xanh có chất lượng cao nhất là những loại được trồng ở các quận
Shizuoka và Uji. Ban-cha: một loại trà
có màu nâu đất với vị chát, được làm từ lá trà xanh rang, bancha chỉ nên được
ngâm trong nước khoảng 2 đến 3 phút nếu không nước trà (chè) sẽ có vị rất
chát. Houjica: một loại trà bancha được
rang sơ và có mùi hạt dẻ. Đây là một chọn
lựa hợp lý cho thức uống ban đêm vì loại trà này rất nhẹ và rất ít
caffeine.
Sen-cha: khoảng 75% số lượng
trà xanh được thu hoạch ở Japan bắt nguồn từ Sencha, làm cho nó trở thành loại
trà xanh được tiêu thụ phổ biến nhất ở Nhật Bản. Trà sencha đặc biệt rất giàu vitamin C, đồng
thời cho ra một loại nước trà (chè) có màu xanh vàng rất trong với hương cỏ, vị
ngọt và hơi chát. Được làm từ lá trà có
chất lượng cao hơn so với trà bancha hoặc houjica, trà sencha thường được gọi
là “trà khách – guest tea”. Loại trà
sencha làm say mê người thưởng thức nhất là trà Hoa
Anh Đào (Sencha Sakuro), một loại trà
xanh vào mùa xuân tẩm hương thơm hoa anh đào.
Một loại trà sencha có mùi anh đào khác để thử là Spiderleg Sakuro với lá trà dài hơn và giống
chân nhện hơn, tạo ra hương vị đậm đà dễ chịu.
Trà Ngọc Sương (Gyokuro): loại trà xanh chất lượng cao nhất của Nhật
Bản, gyokuro được mệnh danh là “lịch sử, triết học và nghệ thuật trong một tách
trà”. Trong vòng 3 tuần trước khi thu hoạch
vào mùa xuân, các lá trà gyokuro được che nắng, làm quá trình trưởng thành của
lá chậm lại, do đó làm tăng hàm lượng các chất flavenol, axit amin, đường và
các chất khác trong lá trà, các chất này cung cấp các lợi ích sức khỏe và mùi vị
của trà xanh. Có màu xanh và vị ngọt hơn
so với trà sencha, lá trà gyokuro có thể làm nền cho loại trà matcha – bột trà
mịn màu lục nhạt được dùng để làm trà chanoyu, loại trà này được dùng cho nghi lễ trà Nhật (japanese
tea ceremony).
Mat-cha:
Trà matcha khác với trà gyokuro ở điểm là các lá trà không được cuộn lại. Sau khi hấp, các lá trà được sấy khô ngay tức
khắc, sau đó chúng được gọi là tencha.
Trà tencha sau đó được nghiền nhỏ và được gọi là matcha. Sử dụng khoảng 2 muỗng vơi trà matcha, cho
vào ½ ly nước và đánh đều lên, tạo thành loại nước trà đậm đặc tiếp sinh lực,
tuyệt vời như một bữa trà sáng tăng cường năng lượng hoặc trước khi tập thể dục. Shin-cha: Ở Nhật Bản, “shin” có nghĩa là mới
và “cha” có nghĩa là trà. Shincha có
nghĩa đen là “trà mới” vì nó bao gồm các lá trà được hấp sơ ngay sau khi thu hoạch. Shincha, chỉ được bán từ tháng Năm đến tháng
Bảy, là một loại trà rất thơm với hương vị tươi ngon của lá trà mới hái. Vì tính chất dễ hư thối, chỉ có một tỷ lệ rất
nhỏ các lá trà thu hoạch được làm thành trà shincha; đa số lá trà thu hoạch sẽ
được dùng làm trà sencha. Genmai cha: được
làm từ trà sencha trộn với genmai (gạo nâu rang), loại trà này có thể được làm
từ trà sencha được thu hoạch lần thứ hai với chất lượng thấp hơn, nhưng cũng có
thể được làm từ loại trà sencha được thu hoạch lần đầu tiên với chất lượng
cao. Gạo nâu cung cấp vị hạt dẻ thoang
thoảng. Một số thương lái trà còn cho
thêm một lượng nhỏ trà matcha vào hỗn hợp trà, tạo cho nó một màu xanh lam rực
rỡ.
SOCOLA TƯƠI VỊ TRÀ
XANH
Nguyên liệu:
- Socola trắng (white chocolate) nguyên chất: 100 g
- Váng sữa (whipping cream): 50 ml
- Bột trà xanh Nhật Matcha: 10 g
- Bơ: 30 g
- Si rô bắp (corn syrup): 10 g
Cách làm:
Cắt
nhỏ 100 g socola trắng.
Cho váng sữa (whipping
cream) và sirô bắp vào nồi đun sôi cùng bột trà xanh (để lại 1 chút để rắc
bên ngoài), dùng muỗng đánh đều.
Đợi
hỗn hợp kem và trà xanh còn hơi ấm, cho socola trắng và bơ vào đánh thật mịn.
Đổ
ra khuôn để lạnh và cắt thành từng miếng hình chữ nhật.
Rắc
bột trà xanh bên trên.
TRÀ TRỨNG
Nguyên liệu:
- 10 quả trứng gà
- 100 g trà xanh hay ô long
- đường phèn 1-2 gói
- sâm cao ly 2 miếng vừa
- vài lát gừng
Cách làm:
- 100 g trà xanh hay ô long
- đường phèn 1-2 gói
- sâm cao ly 2 miếng vừa
- vài lát gừng
Cách làm:
Trứng
gà luộc chín, bóc vỏ ngoài cho sạch.
Trà
nấu lên cho tan ra, có màu trà (có thể nấu cả 2 loại trà chung với nhau mỗi thứ
một ít) lược sạch xác trà rồi đổ nước trà vào trong một cái nồi khác.
Thêm
đường phèn, nấu cho tan, bỏ vài lát sâm và gừng vào nồi nấu chung luôn, và kế
tiếp là bỏ trứng gà luộc vào. Khi nấu, để lửa trung bình cho nước trà thấm vào
trứng. Khi trứng gà có màu xanh hoặc nâu đậm là được. Ngọt lạt tuỳ theo khẩu vị
từng người, nếu thích ngọt có thể bỏ thêm đường cát.
Xác trà nấu thêm lần thứ 2. Khi nồi trà cạn bớt nước thì châm thêm vào nồi trứng. Lượng nước trà không giới hạn nhiều hay ít và đậm nhạt cũng tuỳ theo sở thích.
Xác trà nấu thêm lần thứ 2. Khi nồi trà cạn bớt nước thì châm thêm vào nồi trứng. Lượng nước trà không giới hạn nhiều hay ít và đậm nhạt cũng tuỳ theo sở thích.
Món
này nấu ít nhất là 4-5 tiếng với lửa nhỏ, để trứng được màu đậm thì mới tốt.
Món này bồi dưỡng cho quí ông, ăn vào buổi tối sau khi dùng bữa, trước khi ngủ 4 tiếng. Món này bồi bổ khí huyết và làm lưu thông máu.
Món này bồi dưỡng cho quí ông, ăn vào buổi tối sau khi dùng bữa, trước khi ngủ 4 tiếng. Món này bồi bổ khí huyết và làm lưu thông máu.
Nguồn bổ sung: