THUỐC ACETAMINOPHEN CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÁC BỆNH NHÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG?
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được biết đến
trong nhiều năm là có khả năng ức chế tác dụng của các loại thuốc chống tăng
huyết áp. Trước đây chúng tôi đã xem xét
lại tác dụng của các loại thuốc kháng viêm không steroid, cũng như nguy cơ gia
tăng độc hại thận khi các loại thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc lợi tiểu (diuretic)
được kết hợp trong trị liệu gấp ba (triple therapy) với các loại thuốc ức chế men chuyển
hóa angiotensin (ACEI) hoặc các loại thuốc chặn thụ thể angiotensin (ARB). Tác động của thuốc acetaminophen lên trị liệu
chống tăng huyết áp ít được nghiên cứu nghiêm túc, nhưng thuốc acetaminophen
thường được xem ít có khả năng tương tác gây hại với trị liệu chống tăng huyết
áp hơn so với các loại thuốc kháng viêm không steroid.
Chứng
Cứ Mới Đây
Trong một nghiên cứu chéo, chắn
kép (double-blind) được công bố mới
đây bao gồm các bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ với bệnh
thoái hóa khớp (osteoarthritis), thuốc
naproxen và acetaminophen đã được so sánh khi kết hợp với một loại thuốc ACEI
(ramipril), ARB (valsartan), và một loại thuốc ức chế renin trực tiếp
(aliskiren).
Thuốc
Naproxen
Như được mong đợi, thuốc naproxen (500 mg mỗi ngày trong 2 tuần)
đã ức chế tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ramipril và valsartan một cách
đáng kể. Mức huyết áp gia tăng trung
bình là vừa phải, nhưng có lẽ sẽ đòi hỏi những điều chỉnh trong trị liệu chống
tăng huyết áp ở một số bệnh nhân. Huyết
áp chỉ cần tăng nhẹ cũng có thể gây ra những tác hại đến sức khỏe nếu sự gia
tăng huyết áp này kéo dài. Hơn nữa, các
bệnh nhân này chỉ bị tăng huyết áp nhẹ, còn các bệnh nhân với chứng tăng huyết
áp chống điều trị và nghiêm trọng hơn có thể có những tác hại rõ rệt hơn. Một cách thú vị là, thuốc naproxen không ảnh
hưởng đáng kể đến tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc aliskiren. Người ta vẫn chưa rõ lý do về sự khác biệt
này, nhưng các tác giả đã đưa ra một vài sự giải thích có thể chấp nhận được.
Thuốc
Acetaminophen
Sự phát hiện gây ngạc nhiên trong nghiên cứu này chính là thuốc
acetaminophen đã ức chế tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ramipril,
valsartan, và aliskiren. Sự tác động lên
thuốc ramipril và valsartan không lớn bằng khi sử dụng với thuốc naproxen,
nhưng sự tác động này đủ lớn để gây tác hại cho một số bệnh nhân nếu thuốc
acetaminophen được sử dụng dài hạn và bệnh nhân không được theo dõi một cách đầy
đủ. Các kết quả nghiên cứu trước đây về
việc sử dụng thuốc acetaminophen ở các bệnh nhân tiếp nhận các trị liệu chống
tăng huyết không thống nhất với nhau, mặc dù nghiên cứu hiện tại phù hợp với một
nghiên cứu triển vọng gần đây cho thấy rằng thuốc acetaminophen làm cho huyết
áp tăng nhẹ ở các bệnh nhân với bệnh động mạch vành
(coronary artery disease). Tóm lại, chứng cứ cho thấy rằng thuốc
acetaminophen có khả năng làm tăng huyết áp ở một mức độ nào đó.
Việc
Quản Lý
Chúng ta sẽ tư vấn thế nào cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp
mà họ đang có ý định sử dụng một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc
thuốc acetaminophen? Điều quan trọng nhất
là, như đã được đề xuất trước đây, trị liệu gấp ba bằng thuốc kháng viêm không
steroid, thuốc lợi tiểu, và thuốc ACEI hoặc ARB, xem ra sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm
độc thận, và vấn đề này phải được thảo luận với các bác sĩ. Đối với các bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc ACEI
hoặc ARB, hãy xem xét các đề xuất sau đây.
Khoảng Thời Gian Sử
Dụng
Nếu thuốc kháng viêm không steroid hoặc acetaminophen chỉ được
sử dụng trong vài ngày để điều trị một trường hợp cấp tính, thì nguy cơ xem ra
không cao trừ khi bệnh nhân bị tăng huyết áp nghiêm trọng và không ổn định
Giám Sát
Nếu thuốc kháng viêm không steroid hoặc acetaminophen được sử
dụng dài hạn, thì huyết áp phải được giám sát, và trị liệu chống tăng huyết áp
phải được điều chỉnh nếu cần thiết.
Dạng Trị Liệu Chống
Tăng Huyết Áp
Mặc dù nghiên cứu hiện tại đã tìm thấy rằng thuốc naproxen
không ức chế tác dụng của thuốc aliskiren còn thuốc acetaminophen lại có khả
năng ức chế này, nhưng cần thêm 3 nghiên cứu nữa để chứng thực kết quả
này. Các loại thuốc kháng viêm không
steroid có thể ít có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng chống tăng huyết áp của
các loại thuốc không thuộc nhóm ACEI và ARB (chẳng hạn các loại thuốc chặn kênh
canxi), nhưng các chuyên gia vẫn chưa biết được liệu thuốc acetaminophen có
tương tác với các loại thuốc chống tăng huyết áp một cách khác nhau không.
Kết
Luận
Một nghiên cứu mới đã tìm thấy rằng thuốc acetaminophen có khả
năng ức chế các tác dụng chống tăng huyết áp của một loại thuốc ACEI (ramipril),
một loại ARB (valsartan), và một loại ức chế renin trực tiếp (aliskiren). Mặc dù sự tác động không đáng kể, nhưng
nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng dài hạn thuốc acetaminophen có thể dẫn
đến những hậu quả có hại cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp nếu huyết áp không
được giám sát cẩn thận và trị liệu chống tăng huyết áp không được điều chỉnh một
cách hợp lý. (Trở về đầu trang)
MỘT VIÊN ASPIRIN MỖI NGÀY CÓ THỂ GIÚP NGĂN NGỪA MỘT CƠN NHỒI MÁU CƠ TIM?
Một viên aspirin mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn chặn một cơn
nhồi máu cơ tim hay đột quỵ không?
Điều đó cũng còn tùy.
Bằng chứng khoa học cho thấy rằng uống một viên aspirin mỗi ngày có thể giúp
ngăn ngừa một cơn nhồi máu cơ tim (heart attack) hoặc đột quỵ (stroke: tai biến
mạch máu não) ở một số người, nhưng không phải ở tất cả mọi người. Nó cũng có
thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo bác sĩ Robert Temple,
phó giám đốc khoa học lâm sàng tại Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ
(FDA), một điều chắc chắn là: Bạn chỉ nên sử dụng trị liệu aspirin mỗi ngày sau
khi đã tham khảo với bác sĩ (dược sĩ, y tá) của bạn, đây là những người có thể
cân nhắc các lợi ích và rủi ro.
Ai Có Thể Thích Hợp Sử Dụng?
“Từ những năm 1990, các dữ
liệu lâm sàng đã chỉ ra rằng đối với những người đã từng bị một cơn nhồi máu cơ
tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não) hoặc những người có bệnh về mạch máu ở
tim, thì một liều thấp aspirin mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tái
phát”, bác sĩ Temple nói. Một liều dao động
từ 80 mg ở một viên liều thấp tới 325 mg ở một viên liều mạnh thông thường. Cách sử dụng này được gọi là “phòng ngừa phụ”.
Tuy nhiên, sau khi cẩn thận
kiểm tra các dữ liệu khoa học từ các nghiên cứu lớn, cơ quan FDA đã đưa ra kết
luận rằng các dữ liệu này không ủng hộ cho việc sử dụng aspirin như một loại
thuốc phòng ngừa cho những người chưa từng bị một cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ
(tai biến mạch máu não) hoặc các vấn đề tim mạch, sử dụng theo cách này được gọi
là “phòng ngừa chính”. Đối với những người này, người ta vẫn chưa tìm thấy các
lợi ích nhưng các nguy cơ – chẳng hạn như chảy máu vào não hoặc dạ dày gây nguy
hiểm – vẫn luôn hiện diện.
Sự Thận Trọng Cần Thiết Với Các Chất Làm Loãng Máu Khác
Khi bạn bị một cơn nhồi máu
cơ tim, đó là bởi vì một trong những động mạch vành (cung cấp máu cho tim), đã
hình thành một cục máu đông gây cản trở dòng chảy của máu và oxy đến tim. Aspirin hoạt động bằng cách can thiệp vào quá
trình đóng cục của máu.
Phải thận trọng khi sử dụng thuốc aspirin với các loại thuốc
làm loãng máu khác, chẳng hạn như warfarin,
dabigatran (Pradaxa), rivaroxaban (Xarelto) và apixiban (Eliquis).
Còn đối với những người không có những vấn đề tim mạch hay đột
quỵ (tai biến mạch máu não) nhưng có nhiều nguy cơ do tiền sử bệnh của gia đình
hoặc có chứng cứ bị bệnh động mạch thì sao?
Một viên aspirin mỗi ngày có phải là phương pháp an toàn và hiệu quả cho
họ không?
Một lần nữa, bác sĩ Temple
nhấn mạnh, các dữ liệu lâm sàng này không chứng minh được rằng thuốc aspirin có
lợi cho những người này.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm
rằng đang có một số các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn tiếp tục điều tra việc sử
dụng aspirin trong việc phòng ngừa chính cho cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
(tai biến mạch máu não). Cơ quan FDA Hoa
Kỳ đang theo dõi các nghiên cứu này và sẽ tiếp tục kiểm tra các bằng chứng khi
chúng xuất hiện.
Trong Thời Gian Này
Điểm mấu chốt đó là đối với
những người đã từng có một cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não)
hoặc các vấn đề tim mạch, thì việc trị liệu bằng aspirin mỗi ngày thật đáng xem
xét. Và nếu bạn đang nghĩ đến việc sử dụng trị liệu aspirin, trước tiên bạn cần
phải tham khảo với bác sĩ (dược sĩ, y tá) của bạn để có được thông tin cần thiết,
bác sĩ Temple nói.
Cuối cùng, liều lượng
aspirin bạn sử dụng là một vấn đề rất quan trọng. Liều lượng đúng và tần suất sử
dụng phù hợp là điều rất cần thiết cho sức khỏe và sự an toàn của bạn. Bác sĩ (dược sĩ, y tá) của bạn có thể cho bạn
biết về liều lượng và tần suất sử dụng, nhờ đó tạo được các lợi ích lớn nhất với
các tác dụng phụ thấp nhất.
Nếu bác sĩ (dược sĩ, y tá) của
bạn đề xuất sử dụng aspirin mỗi ngày để giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột
quỵ (tai biến mạch máu não) liên quan đến huyết khối, thì hãy đọc các nhãn sử dụng
một cách cẩn thận để đảm bảo rằng bạn dùng đúng sản phẩm. Một số loại thuốc kết
hợp aspirin với thuốc giảm đau khác hoặc các thành phần khác, và do đó chúng
không nên được sử dụng cho việc trị liệu aspirin dài hạn. (Trở về đầu trang)ASPIRIN CÓ THỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Sử
dụng aspirin mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ ung thư buồng trứng, theo đề xuất
của một nghiên cứu mới đây. Cần thêm
nghiên cứu để chứng thực kết quả này.
Trên
20 000 phụ nữ ở Hoa Kỳ được cho là có kết quả chẩn đoán bị ung thư buồng trứng (ovarian
cancer) vào năm 2014, và ít nhất 14 000 phụ nữ có khả năng bị tử vong từ
căn bệnh này. Nếu được phát hiện sớm, bệnh
ung thư buồng trứng có thể được điều trị một cách thành công. Tuy nhiên, các triệu chứng của căn bệnh này
có thể tương tự với các tình trạng bệnh lý thông thường, chẳng hạn như các rối
loạn tiêu hóa và bàng quang, do đó căn bệnh này thường không được phát hiện cho
đến khi bệnh nhân tiến triển đến các giai đoạn nghiêm trọng. Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối để lại
cho bệnh nhân các chọn lựa điều trị giới hạn và tiên lượng kém, làm cho biện
pháp phòng chống trở nên đặc biệt quan trọng.
Tình
trạng viêm mãn tính hoặc kéo dài được biết là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung
thư và các chứng bệnh khác. Các nghiên cứu
cho thấy rằng biện pháp giảm viêm bằng các loại thuốc như aspirin và các loại
thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể giúp giảm bớt nguy cơ ung thư
nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
tác động của các loại thuốc này đối với nguy cơ ung thư buồng trứng vẫn chưa có
kết luận rõ ràng.
Một
nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi 2 bác sĩ Britton Trabert và Nicolas Wentzensen của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National
Cancer Institute – NCI) đã điều tra mối tương quan giữa ung
thư buồng trứng và việc sử dụng thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, và
thuốc acetaminophen. Các nhà nghiên cứu
đã phân tích các dữ liệu từ 12 nghiên cứu lớn bao gồm tổng cộng gần 8000 phụ nữ
bị ung thư buồng trứng và 12 000 phụ nữ có sức khỏe bình thường. Các kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trong Tạp Chí của Viện Ung Thư Quốc Gia (Journal of the National Cancer
Institute).
Nói
chung, có khoảng 18% số phụ nữ báo cáo sử dụng aspirin thường xuyên (ít nhất mỗi
tuần một lần), 24% sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường
xuyên, và 16% sử dụng acetaminophen. Những
phụ nữ báo cáo sử dụng aspirin mỗi ngày có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn
so với những người sử dụng aspirin chưa đến một lần mỗi tuần là 20%. Các kết quả cho việc sử dụng thuốc kháng viêm
không steroid (NSAIDs), bao gồm nhiều loại thuốc, tỏ ra kém rõ ràng hơn. Các nhà khoa học đã quan sát thấy những phụ nữ
sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) ít nhất mỗi tuần một lần có
nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người sử dụng thuốc kháng
viêm không steroid ít thường xuyên hơn là 10%.
Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê –có thể do tình cờ. Acetaminophen, có tác dụng giảm đau nhưng
không giảm viêm, không có mối tương quan với khả năng hạ giảm nguy cơ ung thư
buồng trứng.
Các
kết quả này đưa ung thư buồng trứng vào một danh sách đang gia tăng các bệnh
ung thư mà có thể ngăn ngừa được bằng thuốc aspirin. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các
chế độ sử dụng thuốc aspirin, được chứng minh có khả năng chống lại cơn nhồi
máu cơ tim, cũng có thể có tác dụng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng”, bác sĩ
Trabert nói. “Tuy nhiên, các kết quả này
không nên ảnh hưởng đến trị liệu lâm sàng hiện hành. Cần thêm các nghiên cứu để khám phá sự cân bằng
tinh tế giữa nguy cơ và lợi ích của loại thuốc ngăn ngừa ung thư này, cũng như
cần đến các nghiên cứu giúp xác định cơ chế nhờ đó thuốc aspirin có thể làm giảm
nguy cơ ung thư buồng trứng”.
Các
nhà khoa học cảnh báo rằng, cho dù các lợi ích tiềm tàng của việc sử dụng thuốc
aspirin mỗi ngày, bệnh nhân chỉ nên tiến hành chế độ thuốc này với sự chấp thuận
của bác sĩ. Các tác dụng phụ của việc sử
dụng aspirin mỗi ngày bao gồm xuất huyết đường ruột và dạ dày cũng như đột quỵ do xuất huyết não (hemorrhagic stroke). (Trở về đầu trang)
Các
nhà nghiên cứu đã thiết kế và thử nghiệm một nhóm thuốc kháng sinh mới để điều
trị bệnh lao. Nghiên cứu là một bước ban
đầu trong việc phát triển các liệu pháp để chống lại các dạng bệnh kháng thuốc.
Bệnh lao
(tuberculosis) là một bệnh dễ lây do nhiễm các
vi khuẩn Mycobacterium
tuberculosis (Mtb).
Các vi khuẩn này lan truyền trong không khí và thường ảnh hưởng đến phổi. Các vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây
ra tình trạng mất khả năng hoạt động toàn cầu và dẫn đến 1,3 triệu ca tử vong mỗi
năm.
Bệnh
lao được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh). Tuy nhiên, các vi khuẩn này có thể tiến hóa để
có tính năng kháng lại các loại thuốc này.
Bệnh lao kháng nhiều thuốc (multidrug-resistant TB) thường đòi hỏi thời gian
điều trị lên đến 2 năm với một số thuốc kháng sinh, các loại thuốc này có thể tạo
ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bệnh lao kháng thuốc bao quát (extensively drug-resistant (XDR) TB: bệnh này
kháng lại hầu hết tất cả các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lao) được
báo cáo xuất hiện ở 92 nước, với một số chủng loại kháng lại tất cả các loại
thuốc hiện hành.
Một
nhóm nghiên cứu quốc tế do bác sĩ Richard E. Lee tại bệnh viện St. Jude Children’s Research Hospital ở
thành phố Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ bắt đầu phát triển những loại thuốc mới
có thể chống lại các chủng loại vi khuẩn Mtb kháng thuốc và có các tác dụng phụ
ở mức tối thiểu. Nghiên cứu này đã được Viện Dị Ứng và Bệnh Nhiễm Trùng Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institute of Allergy and Infectious Diseases -NIAID) của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ
(NIH) tài trợ, đồng thời có các nhà nghiên cứu của Viện NIAID cũng tham gia nghiên
cứu. Các kết quả nghiên cứu đã được đăng
trên tạp chí Nature Medicine số ra tháng 2
năm 2014.
Các
nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu từ thuốc spectinomycin, một loại thuốc kháng
sinh bắt nguồn từ vi khuẩn được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm bệnh lậu (gonorrheal
infection). Loại thuốc này có ít
tác dụng phụ nhưng không giúp bảo vệ chống lại bệnh lao. Thuốc spectinomycin hoạt động bằng cách liên
kết với các thể ribô (ribosome) của vi khuẩn, các thể ribô này là một phần
quan trọng của cơ chế tổng hợp protein của tế bào.
Các
nhà nghiên cứu đã phân tích cấu trúc của loại thuốc này và bổ sung các thành phần
hóa học khác nhau để tạo ra một nhóm thuốc mới có tên là spectinamide. Các hợp chất này có ái lực cao đối với các thể
ribô ở các vi khuẩn gây bệnh lao, nhưng không ảnh hưởng đến các thể ribô ở các
tế bào của động vật có vú. Nhóm thuốc
này cũng tránh được tình trạng bị các vi khuẩn này đào thải, do đó làm cho
chúng trở nên hiệu quả hơn.
Các
nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nhóm thuốc spectinamide có hoạt tính chống lại
các vi khuẩn Mycobacterium
tuberculosis gây bệnh lao kháng nhiều loại thuốc MDR và bệnh lao
kháng thuốc bao quát XDR. Các nhà khoa học
đã phân tích các hợp chất này để xác định chắc chắn rằng chúng không có độc
trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm và ở động vật, và các tác dụng của
chúng đủ đặc trị để giảm thiểu khả năng gặp phải các tác dụng phụ hoặc các phản
ứng có hại. Họ còn xác định rằng các hợp
chất này có khả năng tương tác tối thiểu với các loại thuốc khác.
Nhóm
nghiên cứu đã xác định một tập hợp các loại thuốc spectinamide được chứng minh có
khả năng bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis cấp tính và mãn tính ở chuột một cách hiệu quả. Các hợp chất này giúp làm tăng khả năng sinh
tồn của các động vật và tỏ ra dễ dung nạp.
“Nghiên
cứu này giải thích cách thức các hợp chất kháng sinh (trụ sinh) cổ điển bắt nguồn
từ các sản phẩm tự nhiên có thể được tái thiết kế để tạo ra các sản phẩm bán tổng
hợp tiềm năng – các sản phẩm tổng hợp này giúp khắc phục các cơ chế kháng thuốc
đặc thù”, bác sĩ Lee nói. “Tôi hy vọng kết
quả sẽ là các loại thuốc điều trị bệnh lao hiệu quả hơn và cung cấp một lộ
trình đi đến một phương thuốc chữa bệnh nhanh hơn với ít tác dụng phụ hơn”.
Nghiên
cứu này là một bước tiến ban đầu trong việc phát triển một nhóm thuốc mới giúp
điều trị bệnh lao. Hiện đang có các theo
dõi lâm sàng được thực hiện. (Trở về đầu trang)
Hãy
đọc các nhãn sử dụng và tuân theo các hướng dẫn để ngăn ngừa sự độc hại cho gan
của loại thuốc giảm đau và giảm sốt được sử dụng rộng rãi này.
Mùa
cảm lạnh, ho, và cảm cúm là thời điểm thích hợp để xem xét lại các nguy cơ của
acetaminophen – chất giảm đau và hạ sốt trong Tylenol và các loại thuốc không cần
toa bác sĩ. Mỗi năm, có hàng tỷ liều lượng thuốc acetaminophen được tiêu thụ một
cách an toàn, nhưng tình trạng tử vong vẫn xảy ra do tình cờ sử dụng quá liều
và kết quả là hàng ngàn người phải nhập viện. Có hơn 600 sản phẩm chứa
acetaminophen, và sự kết hợp vô tình các sản phẩm này có thể đưa bạn đến tình
trạng nguy hiểm (red zone: vùng đỏ).
Bác
sĩ Melisa Lai Becker, giảng viên y khoa tại trường Đại
Học Y Khoa Harvard (Harvard Medical School)
và là một chuyên gia khoa y học cấp cứu (emergency medicine) và khoa chất độc tại hệ thống
Harvard-affiliated Cambridge Health Alliance đã nói rằng: Nhiều người không nhận
ra rằng tất cả các liều lượng thuốc này sẽ tăng thêm, và trước khi biết được điều
này thì bạn đã dùng quá liều acetaminophen được đề xuất”.
Các Nguyên Tắc Cơ Bản
Về Việc Sử Dụng Acetaminophen An Toàn
Acetaminophen
giúp kiểm soát cơn đau và sốt nhưng không làm tiêu viêm, tương tự như aspirin
và các loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drug - NSAID) được
tiêu thụ rộng rãi, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc gốc) và
naproxen (Aleve, các thuốc gốc). Nhưng không giống như các loại thuốc NSAID,
acetaminophen không gây khó chịu cho dạ dày và niêm mạc ruột. Điều đó có nghĩa
là nếu một người không thể dung nạp các loại thuốc NSAID thì vẫn có thể sử dụng
acetaminophen. Đây (acetaminophen) là một loại thuốc quan trọng cho việc kiểm
soát tình trạng đau nhức mãn tính ở những người lớn tuổi.
Tuy
nhiên, acetaminophen cũng có một sự hạn chế về tính an toàn khi được so sánh với
ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc
kháng viêm không steroid NSAID cũng có thể gây bệnh cho bạn nhưng chỉ khi nào bạn
sử dụng với số lượng lớn hơn để có thể vượt đến mức quá liều gây nguy hiểm. Sử
dụng quá nhiều acetaminophen có thể gây hại cho gan, đôi khi dẫn đến ghép gan
hoặc tử vong.
Cơ
thể sẽ phân huỷ hầu hết acetaminophen khi sử dụng liều lượng bình thường và đào
thải nó qua nước tiểu. Nhưng một số lượng thuốc này sẽ chuyển hóa thành một sản
phẩm phụ có hại cho gan. Nếu bạn sử dụng quá nhiều – ngay lúc đó hoặc trong
vòng vài ngày – chất độc có thể tích lũy nhiều hơn khả năng cơ thể có thể xử
lý.
Đối
với một người thành niên khỏe mạnh trung bình, liều lượng tối đa mỗi ngày thường
được đề xuất là không quá 4000 mg từ tất cả các nguồn. Nhưng ở một số người, liều
lượng gần với mức giới hạn 4000 mg mỗi ngày dành cho người lớn vẫn có thể gây độc
hại cho gan. Điều an toàn nhất là chỉ nên dùng liều lượng bạn cần đến, và không
được vượt quá 3000 mg mỗi ngày bất kể lúc nào.
Làm Thế Nào Để Không
Vượt Quá Liều Lượng Cho Phép
Nếu
bạn chưa bao giờ quan tâm đến số lượng acetaminophen bạn có thể dung nạp dựa
vào tuổi tác, kích thước cơ thể, và tình trạng sức khoẻ của bạn, thì bạn nên
nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Đây là một vài biện pháp phòng ngừa
chung để tránh việc sử dụng acetaminophen quá liều lượng một cách vô tình.
-
Các sản phẩm trị cảm
lạnh và cảm cúm.
Khi tìm kiếm một sản phẩm trị ho, cảm lạnh, hoặc cảm cúm, bạn nên nhìn vào nhãn
sử dụng, xem có chứa acetaminophen hay không?
-
Nên biết số mg
trong thuốc của bạn. Trong các sản phẩm chứa acetaminophen mua không cần toa
bác sĩ, mỗi viên có thể chứa 325 mg, 500 mg hoặc 650 mg thuốc, bạn nên hết sức
thận trọng khi sử dụng viên loại 500 mg hoặc 650 mg.
-
Tuân theo các liều
lượng được đề xuất. Khi uống acetaminophen, bạn không nên để bị cám dỗ dẫn đến
việc uống quá liều lượng cho phép. Một người có thân hình nhỏ bé nên dùng với
liều lượng thấp nhất được đề xuất (trong phạm vi 3000 mg).
-
Hạn chế uống rượu
bia.
Uống rượu bia làm cho gan chuyển hóa số lượng lớn acetaminophen thành sản phẩm
phụ độc hại hơn. Đàn ông không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày khi đang sử dụng
acetaminophen (một ly mỗi ngày cho phụ nữ).
-
Biết được sự tương
tác của thuốc.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bất kỳ loại thuốc theo toa nào mà bạn
đang sử dụng có thể tương tác có hại với acetaminophen.
Liều Lượng Nào Bạn
Nên Lo Lắng?
Hàng
chục ngàn người trở nên bệnh mỗi năm do sử dụng quá nhiều acetaminophen. Trong
một số ít trường hợp – hàng trăm người mỗi năm – tình trạng lạm dụng thuốc này
đã dẫn đến tử vong. Nhưng điều này không nhất thiết phải xảy ra với bạn. Bác sĩ Lai Becker đưa ra lời khuyên rằng, “hãy
đọc kỹ nhãn sử dụng và tuân theo các hướng dẫn”.
Acetaminophen: Bạn dùng liều lượng bao nhiêu là an toàn?
|
|||
325
mg
|
500
mg
|
650
mg tác dụng dài hạn
|
|
Uống
bao nhiêu viên thuốc cùng 1 lúc
|
1
hoặc 2
|
1
hoặc 2
|
1
hoặc 2
|
Thời
gian cho mỗi lần uống
|
4
đến 6 giờ
|
4
đến 6 giờ
|
8
giờ
|
Liều
lượng tối đa mỗi ngày an toàn nhất cho đa số người thành niên
|
8
viên
|
6
viên
|
4
viên
|
Không
bao giờ sử dụng quá liều lượng này trong vòng 24 giờ
|
12
viên (3900 mg)
|
8
viên (4000 mg)
|
6
viên (3900 mg)
|
Liều
lượng tối đa mỗi ngày cho người thành niên khoẻ mạnh (có cân nặng ít nhất là
150 lbs [68 kg]), là 4000 mg. Tuy nhiên, ở một số người, sử dụng liều lượng tối
đa trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Tốt nhất là
nên sử dụng liều thấp nhất khi cần thiết và tối đa là 3000 mg cho mỗi ngày. Nếu
bạn cần dùng liều lượng cao acetaminophen để giúp làm giảm cơn đau mãn tính, đầu
tiên bạn nên kiểm tra với bác sĩ của bạn. (Trở về đầu trang)
Các
nhà nghiên cứu của Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm
Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institute of Allergyand Infectious Diseases) đã phát hiện một chất kháng đông mới – lấy từ nước bọt
của loài dơi hút máu (vampire bat).
Chất kháng đông này ngăn chặn sự hình thành huyết khối (cục máu đông)
trong các động mạch của chuột ở các liều lượng không gây ra tình trạng xuất huyết. Các phát hiện này, đã được đăng trong đề mục
Huyết Học (Blood) vào ngày 12 tháng 12 năm 2013, có thể đưa đến sự phát triển
các loại thuốc kháng đông mới.
Kiến Thức Tổng Quát
Đông máu
(coagulation) là một quá trình trong đó máu
hình thành các huyết khối (cục máu đông).
Khi một mạch máu bị tổn thương, những thành phần cấu tạo nhỏ của máu có
tên là tiểu huyết cầu (platelet) tập họp tại khu vực bị thương tổn. Cùng lúc đó, các men
(enzyme) được gọi là các yếu tố đông máu (clotting
factor) đáp ứng lại trong một loạt các phản ứng xúc tác để hình thành
fibrin, một loại protein dính có tác dụng kết bám các tiểu huyết cầu và các tế
bào khác với nhau, dẫn đến sự hình thành huyết khối.
Việc
sản sinh nhiều fibrin có thể đưa đến hiện tượng nghẽn
mạch (thrombosis) – sự hình thành của
huyết khối trong một mạch máu. Các bác
sĩ sử dụng các loại thuốc kháng đông để ngăn ngừa và điều trị tình trạng nghẽn
mạch. Tác dụng phụ chính của các loại
thuốc này là nguy cơ gia tăng bị xuất huyết.
Từ
đầu những năm 1930, các nhà khoa học đã biết được rằng nước bọt của loài dơi
hút máu có các đặc tính kháng đông. Tuy
nhiên, trong suốt 80 năm qua, các nhà nghiên cứu chỉ xác định được đặc điểm của
một phân tử kháng đông từ nước bọt của loài dơi hút máu – một enzyme có tác dụng
phân nhỏ fibrin và hiện đang được kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng cho việc
điều trị đột quỵ (stroke:
tai biến mạch máu não). Vào đầu năm
2013, các nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm về Bệnh
Sốt Rét và Nghiên Cứu Các Yếu Tố Truyền Bệnh (Laboratory of Malaria and Vector Research - LMVR)
của Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia Hoa Kỳ đã báo cáo các phát hiện từ
một phân tích chi tiết các tuyến nước bọt của loài dơi hút máu, và đã khám phá ra
một vài phân tử ảnh hưởng đến các mạch máu, bao gồm các chất kháng đông tiềm
năng.
Các Kết Quả Nghiên Cứu
Trong
nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Dongying Ma, và tiến sĩ y
khoa Ivo Francischetti của Phòng Thí Nghiệm về Bệnh Sốt Rét và Nghiên Cứu Các Yếu
Tố Truyền Bệnh (LMVR) dẫn đầu đã xác định protein Desmolaris trong nước bọt của
dơi như một chất ức chế yếu tố Xla (factor Xla), một loại men (enzyme) đóng vai trò
quan trọng trong quá trình hình thành huyết khối.
Các
nhà khoa học đã phát hiện rằng việc điều trị các chú chuột bằng protein
Desmolaris giúp ngăn ngừa quá trình hình thành huyết khối do chất hóa học gây
ra ở động mạch cảnh (carotid artery), động mạch này cung cấp máu cho não. Điều trị bằng chất Desmolaris không làm tăng
tình trạng chảy máu từ một vết cắt nhỏ ở đuôi chuột. Các chú chuột được điều trị bằng chất
Desmolaris ở các nồng độ đòi hỏi để ngăn chặn tình trạng nghẽn mạch đã không xuất
hiện tình trạng chảy máu nhiều hơn so với các chú chuột không được tiếp nhận chất
kháng đông này. Tuy nhiên, việc sử dụng
chất Desmolaris ở liều lượng cao đã không gây ra hiện tượng chảy máu.
Ý Nghĩa
Các
kết quả cho thấy rằng chất Desmolaris có thể được sử dụng như một chất kháng
đông hoặc như một nguyên mẫu để phát triển các phương pháp trị liệu giúp ngăn
ngừa và điều trị chứng nghẽn mạch. Loại
protein này có thể đặc biệt có lợi cho các tình trạng bệnh lý chẳng hạn như máu
đóng cục ở động mạch, đột quỵ (tai biến mạch máu não), và tổn thương mô do thiếu máu cục bộ (ischemia-reperfusion injury) – tổn thương xảy ra
khi máu trở lại các mô sau một thời gian bị thiếu oxy. So sánh với các chất ức chế yếu tố Xla khác,
chất Desmolaris có tác dụng nhanh và tỏ ra hiệu quả ở nồng độ thấp.
Ngoài
ra, việc phát hiện chất Desmolaris không gây xuất huyết ở các nồng độ đòi hỏi để
ngăn ngừa đông máu cho thấy rằng trị liệu bằng chất Desmolaris có thể an toàn
hơn các loại thuốc kháng đông hiện hành, các loại thuốc này mang lại nhiều nguy
cơ bị xuất huyết.
Các Bước Tiếp Theo
Chất
caffeine có khá ít các tương tác với thuốc, nhưng điều quan trọng là phải lưu ý
rằng sự tương tác giữa caffeine với thuốc clozapine có thể dẫn đến tình trạng
nhiễm độc.
Một
cách may mắn là, đối với những người trong số chúng ta thích uống cà phê, các
tin tốt cứ liên tục đưa đến: các báo cáo cho thấy rằng cà phê có thể giúp hạ giảm
nguy cơ mắc bệnh Parkinson, sỏi mật, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh
Alzheimer, và ung thư. Nếu các lợi ích
này là đúng sự thật, thì lập luận cho rằng cà phê giúp các khớp thần kinh
(synapses) phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh vào buổi sáng sẽ càng có lợi
hơn.
Một
lĩnh vực có lợi khác của cà phê là chất caffeine có rất ít những sự tương tác với
thuốc. Tuy nhiên, một báo cáo bệnh án
chi tiết mới đây đã nêu bật một sự tương tác đã được mô tả cách đây 2 thập
niên: caffeine và thuốc clozapine (thuốc trị các triệu chứng của bệnh tâm thần
phân liệt). Trường hợp mới đây bao gồm một
phụ nữ 19 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt đang được trị liệu dài hạn bằng thuốc
clozapine, bệnh nhân này đã phát triển tình trạng nhiễm độc bất ngờ trong 2 cơ
hội. Kết quả cho thấy rằng bệnh nhân này
đã uống 6 lon nước ngọt chứa caffeine mỗi ngày, một thói quen mà bệnh nhân miễn
cưỡng tiết lộ. Sau khi ngưng uống nước
ngọt, nồng độ thuốc clozapine đã giảm xuống một cách đáng kể (phản ứng thuận).
Các Báo Cáo Trước Đây
Vào
giữa những năm 1990, có hai trường hợp nhiễm độc thuốc clozapine được báo cáo
có lẽ do chất caffeine gây ra. Hai trường
hợp, đều có phản ứng thuận, cho thấy rằng chất caffeine có thể đã làm tăng nồng
độ clozapine trong huyết tương. Trong một
nghiên cứu tiếp theo bao gồm 7 bệnh nhân đang sử dụng thuốc clozapine và họ đã
tiêu thụ các thức uống có caffeine. Sau
khi ngưng caffeine trong 5 ngày, nồng độ clozapine trong huyết tương đã giảm được
47%. Sau khi tái tiêu thụ caffeine trong
vòng 2 tuần, nồng độ thuốc clozapine đã tăng trở lại các giá trị ban đầu.
Các
nghiên cứu về quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và loại bỏ thuốc của cơ
thể (pharmacokinetic study) đã đưa ra các kết quả giống nhau. Trong một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên, 12 cá
nhân khỏe mạnh được cho sử dụng một liều đơn 12,5 mg clozapine uống bằng miệng
đi kèm và không đi kèm với caffeine (400 đến 1000 mg/ngày). Caffeine đã làm tăng một cách vừa phải nồng độ
clozapine trong huyết tương, nhưng nằm trong phạm vi: từ giảm 14% đến tăng
97%. Các kết quả tương tự cũng được thu
thập trong một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên khác về các bệnh nhân nhập viện đang sử
dụng dài hạn thuốc clozapine và được cho tiêu thụ cà phê chứa caffeine so với
cà phê khử caffeine, một lần nữa với những thay đổi lớn về hiệu ứng.
Cơ Chế
Chất
caffeine xem ra có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa của thuốc clozapine, có
lẽ bằng cách ức chế gen CYP1A2 (loại gen viết mã cho protein). Tuy nhiên, với quá trình hấp thụ, phân phối,
chuyển hóa và loại bỏ thuốc clozapine, thì có thể rằng các cơ chế khác cũng
tham gia vào cùng với (hoặc thay vì) sự ức chế gen CYP1A2.
Tính Biến Thiên
Nồng
độ clozapine trong huyết tương ở mỗi người thay đổi khác nhau thậm chí khi
không có sự hiện diện của caffeine, có nhiều khả năng là do có nhiều yếu tố mà
có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, phân phối, và chuyển hóa thuốc
clozapine. Mặc dù thuốc clozapine chủ yếu
được gen CYP1A2 chuyển hóa, nhưng xem ra loại thuốc này cũng được chuyển hóa bởi
các dạng men đồng phân (isozyme) CYP3A và có thể các dạng men đồng phân CYP, chẳng
hạn như CYP2C19, và bởi các chất vận chuyển, chẳng hạn như P-glycoprotein (ABCB1).
Điều
này mở ra khả năng cho một số tác động di truyền lên sự phân phối thuốc
clozapine, cũng như các tác dụng của các chất kích hoạt quá trình tổng hợp gen
(inducer) mà có thể làm tăng khả năng hoạt động của các men và các chất vận
chuyển này. Ví dụ, hút thuốc lá được chứng
minh có thể làm giảm đáng kể nồng độ thuốc clozapine, có thể bằng cách làm tăng
khả năng hoạt động của gen CYP1A2. Các
chất kích hoạt tổng hợp gen khác, chẳng hạn như carbamazepine, cũng có thể làm
giảm nồng độ thuốc clozapine. Để theo kịp
với tính biến thiên cao độ này, các tác động của caffeine đối với thuốc
clozapine đã được tìm thấy có tính biến thiên khá lớn ở mỗi người.
Các Đề Xuất
Xem
ra các bệnh nhân đang sử dụng thuốc clozapine không nhất thiết phải tránh
caffeine hoàn toàn, nhưng việc tiêu thụ caffeine nên được xem là một trong nhiều
yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc clozapine trong huyết tương. Sự tương tác này có thể khá phổ biến vì các bệnh
nhân đang sử dụng thuốc clozapine có thể cũng đang tiêu thụ cà phê chứa caffeine,
nước ngọt cola, hoặc các loại thức uống có chứa caffeine khác mà chúng có khả
năng làm mất tác dụng an thần của thuốc clozapine. Nếu có thể, các bệnh nhân đang sử dụng thuốc
clozapine nên tránh những thay đổi lớn trong việc tiêu thụ caffeine, và nên xem
xét thay đổi việc tiêu thụ caffeine ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc
clozapine mà các bệnh nhân này phát triển tình trạng ngộ độc clozapine đột ngột
hoặc không có phản ứng đối với thuốc clozapine. (Trở về đầu trang)
Thuốc aspirin hàm lượng thấp (low-dose
aspirin) được sử dụng rộng rãi như một phương pháp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim (myocardial
infarction) và các bệnh tim mạch khác, nhưng có chứng cứ cho thấy rằng sử
dụng cùng lúc với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể sẽ ức
chế tác dụng hủy tiểu cầu (antiplatelet effect) của thuốc aspirin. Tuy nhiên, xem ra có những khác biệt trong khả
năng tương tác với aspirin của các loại thuốc kháng viêm không steroid khác
nhau.
Cơ Chế
Thuốc
aspirin hoạt động bằng cách đưa nhóm acetyl kết bám vào tiểu cầu COX-1, vì thế ức
chế vĩnh viễn chức năng hoạt động của tiểu cầu.
Thuốc ibuprofen có khả năng ngăn chặn bước tiến của thuốc aspirin đến vị trí kết bám (active
site) của tiểu huyết cầu (platelet), mặc dù rằng các cơ chế khác cũng có thể
tham gia vào. Các loại thuốc kháng viêm
không steroid có thể có hoặc có thể không tương tác theo cách tương tự, như được
mô tả dưới đây.
Các Nghiên Cứu về Tiểu
Cầu
Ở
những người có sức khỏe tốt sử dụng aspirin 81 mg mỗi ngày trong vòng 6 ngày, thì
thuốc ibuprofen 400 mg, được cho sử dụng 2 giờ trước mỗi liều aspirin, đã ngăn chặn
tác dụng hủy tiểu cầu của aspirin, cũng như thuốc ibuprofen được cho sử dụng
nhiều lần mỗi ngày trong thời gian 2, 7, và 12 giờ sau khi dùng aspirin. Nhưng một liều đơn ibuprofen mỗi ngày được
cho sử dụng 2 giờ sau mỗi liều aspirin lại không cho thấy có sự tương tác. Thuốc aspirin có chu
kỳ bán rã (half-life) rất ngắn (khoảng
15 – 20 phút), vì thế điều này phù hợp với lập luận cho rằng sử dụng thuốc
ibuprofen 2 giờ sau khi dùng thuốc aspirin sẽ tránh được sự tương tác.
Các
nghiên cứu khác ở những người có sức khỏe tốt cũng phát hiện thuốc ibuprofen có
khả năng ức chế tác dụng hủy tiểu cầu của thuốc aspirin. Thuốc naproxen và indomethacin cũng có thể ức
chế các tác dụng hủy tiểu cầu của aspirin, nhưng thuốc acetaminophen,
diclofenac, meloxicam, và sulindac có thể không có khả năng ức chế này. Có một nghiên cứu đã tìm thấy thuốc celecoxib
không tác động lên tính năng hủy tiểu cầu của thuốc aspirin, trong khi đó, có một
nghiên cứu khác lại cho thấy có sự tương tác.
Các Nghiên Cứu Ở Bệnh
Nhân
Ở
các bệnh nhân sử dụng ibuprofen hoặc naproxen, đồng thời cũng được tiếp nhận
aspirin để ngăn ngừa đột quỵ (tai biến mạch máu não), thì tiểu cầu được tìm thấy
có chức năng hoạt động tương tự như ở những người không sử dụng aspirin. Khi các bệnh nhân được ngưng cho sử dụng thuốc
kháng viêm không steroid hoặc được cho sử dụng theo lịch trình để tránh thuốc
aspirin, thì xét nghiệm lặp lại trong 2 đến 4 tuần đã phát hiện tác dụng hủy tiểu
cầu được dự đoán của thuốc aspirin.
Đa
số các thử nghiệm kết quả cuối cùng (outcome trial: nghiên cứu các kết quả cuối cùng của
các dịch vụ sức khỏe, sử dụng các dữ liệu và thông tin của bệnh nhân) ở các bệnh
nhân sử dụng thuốc aspirin để bảo vệ tim cho thấy rằng sử dụng cùng lúc với thuốc
ibuprofen sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc aspirin.
Các
thử nghiệm kết quả cuối cùng này cũng phát hiện rằng Diclofenac, naproxen, và một
loại thuốc ức chế COX-2 (lumiracoxib) có thể không tương tác với aspirin. Không phải tất cả các nghiên cứu đều tìm ra
khả năng làm giảm hiệu lực thuốc aspirin của các loại thuốc kháng viêm không
steroid (NSAIDs), nhưng đa số chứng cứ cho thấy rằng thực sự có sự tương tác.
ỨC CHẾ TÍNH HIỆU LỰC CỦA ASPIRIN
|
|||
Hầu Như Chắc Chắn
|
Có Khả Năng
|
Hầu Như Không Xảy
Ra
|
Chưa Biết
|
Ibuprofen
|
Celecoxiba
Indomethacin
Naproxena
|
Acetaminophen
Diclofenac
Meloxicam
Sulindac
|
Tất
cả các loại thuốc khác
Các
Loại Thuốc Kháng Viêm Không Steroida
|
a Các dữ liệu chưa
thống nhất; cần thêm các thông tin
|
Các Đề Xuất
Với
số lượng đáng kể các chứng cứ cho thấy sự tương tác, và tính nghiêm trọng tiềm
tàng về khả năng hạ giảm hiệu lực của thuốc aspirin (ví dụ: nhồi máu cơ tim, đột
quỵ), điều quan trọng là phải hết sức thận trọng khi gặp phải các tương tác
này. Do đó, bạn nên cho rằng thuốc
ibuprofen có thể làm giảm tính hiệu lực của aspirin, do đó tránh không nên dùng
chung với ibuprofen hoặc sử dụng ibuprofen 2 giờ sau khi dùng aspirin. Bệnh nhân có thể không tránh khỏi tình trạng
bị tương tác thuốc nếu sử dụng thuốc ibuprofen mỗi ngày từ 2 lần trở lên. Naproxen và celecoxib hầu như ít có khả năng
như ibuprofen tương tác với aspirin, nhưng cũng có một số chứng cứ cho thấy có
sự tương tác. Do đó, trong lúc chưa có
các thông tin bổ sung, phải thận trọng để tránh các tương tác thuốc có thể xảy
ra. Các loại thuốc ít có khả năng tương
tác với aspirin xem ra là acetaminophen và Diclofenac, nhưng chứng cứ cho thấy
rằng thuốc meloxicam và sulindac cũng có thể không tương tác với aspirin. Tác động của các loại thuốc kháng viêm không
steroid lên tính hiệu quả của các loại thuốc hủy tiểu cầu khác (ví dụ:
clopidogrel, prasugrel) chưa được thành lập, nhưng sử dụng phối hợp các loại
thuốc kháng viêm không steroid với các loại thuốc hủy tiểu cầu này có thể làm
tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày và ruột. (Trở về đầu trang)
Mọi
người chúng ta ai cũng phải làm việc, nhưng khi công việc làm cho bạn phát bệnh,
thì đó thật là một bi kịch. Các bệnh dị ứng
do công việc gây ra thường là các nguồn gây bệnh phổ biến và đáng kể, với bệnh
viêm da tiếp xúc (contact dermatitis) và bệnh suyễn nghề nghiệp (occupational
asthma) là các dạng bệnh dị ứng thịnh hành nhất.
Dị Ứng Da
Bệnh viêm da do nghề nghiệp (occupational
dermatitis), đặc biệt là bệnh viêm da tiếp
xúc gây ngứa (irritant contact dermatitis)
và bệnh viêm da tiếp xúc do dị ứng (allergic contact dermatitis), là các nguyên nhân
phổ biến nhất gây bệnh nghề nghiệp và chịu trách nhiệm cho những tổn thất lớn
nhất về ngày làm việc trong số các bệnh dị ứng do nghề nghiệp. Chất nhựa mủ
(latex) được tìm thấy trong bao tay, ống
thông, các bộ nhỏ thuốc, và các nút chặn thuốc tiêm, là nguyên nhân gây ra các
bệnh dị ứng.
Chất
nhựa mủ là một chất gây dị ứng phổ biến nhất có liên quan đến bệnh viêm
da. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da đã tăng cao
vào những năm 1980 khi các bao tay nhựa trở nên phổ biến và các nhà sản xuất đã
thay thế bột tan (talcum
powder) bằng tinh bột (starch) để ngăn chặn u
hạt (granuloma) hình thành; tinh bột
giúp khuếch tán các chất gây dị ứng rất hiệu quả.
Dị
ứng nhựa mủ có thể xuất hiện dưới dạng phát ban (rash), bệnh suyễn, viêm màng nhầy mũi (rhinitis),
hoặc thậm chí bị sốc mẫn cảm (anaphylaxis) và có thể bị tử vong. Những cá nhân bị mẫn cảm với chất nhựa mủ nên
đeo vòng tay báo động y tế (medic alert bracelet) và luôn mang theo bên mình
thuốc tiêm epinephrine cũng như thuốc kháng
histamin (antihistamine). Chất nhựa mủ xuất hiện trong nhiều loại dụng
cụ được dùng cho việc chăm sóc sức khỏe, mặc dù các nhà sản xuất đã loại bỏ chất
nhựa mủ trong đa số các sản phẩm.
Chất
nhựa mủ cũng xuất hiện trong nhiều sản phẩm dành cho người tiêu dùng, do đó những
người bị dị ứng với dạng bệnh dị ứng này cần phải hết sức cẩn thận khi mua đồ
chơi (toys), đồ đạc trong gia đình, và các dụng cụ dùng cho giải trí. Lên đến 58% các bệnh nhân bị dị ứng với nhựa
mủ sẽ gặp phải các phản ứng chéo (cross reactivity) với quả bơ, chuối, hạt dẻ, và quả
kiwi. Các bệnh nhân có thể phát triển
các tình trạng dị ứng với các loại trái cây (hoa quả) khác (ví dụ, quả sung, đu
đủ, cà chua). Tình trạng dị ứng với nhựa
mủ được điều trị tốt nhất bằng các loại thuốc steroid và kháng histamine
(antihistamine) khi xuất hiện lần đầu, và nên tránh sử dụng các sản phẩm nhựa mủ
sau này.
Các Chất Gây Dị Ứng Phổ Biến Ở Nơi
Làm Việc
|
|
Nghề
Nghiệp
|
Chất
Gây Dị Ứng Tiềm Tàng và Sự Biểu Thị
|
Nhân
Viên Lò Bánh và Phục Vụ Ăn Uống
|
-
Tiếp xúc với bột mì có thể gây ra các triệu chứng ở mũi
(ví dụ, viêm màng nhầy mũi, dị ứng mũi, v.v…) hoặc một bệnh ảnh hưởng toàn
thân
-
Đậu nành, cá, động vật dưới nước có vỏ, và trứng có thể
gây phản ứng ảnh hưởng toàn thân (systemic reaction)
-
Các sản phẩm làm từ đậu phụng có thể gây phản ứng dị ứng
toàn thân
|
Thợ
Mộc và Những Người Làm Gỗ
|
Các
loại gỗ cứng lạ có thể gây viêm màng nhầy mũi (rhinitis), bệnh suyễn, hoặc
viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
|
Những
Người Làm Trong Nhà Máy Hóa Học và Dược Phẩm
|
-
Enzyme, thuốc, và các loại bụi sinh học (biological
dusts) có thể gây dị ứng mẫn cảm
-
Amoniac, chất tẩy trắng, và các hợp chất
chloramine có thể gây viêm màng nhầy mũi
|
Nhân
Viên Vệ Sinh
|
Các
loại chất tẩy trắng (bleach) và enzyme từ các chất
tẩy rửa (detergent) có thể gây viêm
da tiếp xúc hoặc bệnh suyễn
|
Nhân
Viên Ngành Điện,
Thợ
Sửa Máy
|
Khói
hàn có thể gây ung thư phổi
Benzen
có thể gây viêm da tiếp xúc
|
Công
nhân Nông Trại, Công Nhân Bốc Xếp Bến Tàu, Công Nhân Xử Lý Bông Vải
|
-
Cỏ khô bị mốc meo trữ trong các kho có thể gây ra bệnh viêm mô phổi tăng mẫn cảm (hypersensitivity pneumonitis: tình trạng này hiện
nay hiếm xảy ra)
-
Gia cầm, bụi cây có thể gây ra bệnh suyễn.
|
Người
Trồng, Bán Hoa
|
Cây báo xuân (primula), cây thường xuân (ivy),
và hoa loa kèn (lily)
có thể gây bệnh viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
|
Thợ
Cắt (Làm) Tóc
|
-
Hợp chất hữu cơ paraphenylenediamine trong thuốc nhuộm
tóc và dung dịch tẩy trắng có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc và chàm bội nhiễm (eczema).
-
Các hợp chất persulfate trong các dung dịch uốn tóc có
thể gây rối loạn hô hấp, viêm da, hoặc chàm bội nhiễm.
|
Nhân
Viên Phòng Thí Nghiệm
|
-
Vẩy bụi từ động vật, các thành phần trong nước miếng,
hoặc protein của các loài chim có thể gây ra bệnh suyễn
-
Các độc tố từ vi khuẩn có thể gây ra bệnh suyễn
-
Hơi bốc ra từ dung môi và hơi cũng như sương từ các
axit vô cơ có thể gây viêm màng nhầy mũi (rhinitis).
|
Công
Nhân Xây Dựng
|
Crom
(chromium) trong xi măng có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc.
|
Nhân
Viên Y Tế
|
Chất
nhựa mủ (latex) trong găng tay, ống, và các thiết bị y tế có thể gây ra bệnh
viêm da tiếp xúc.
|
Thợ
Mỏ
|
-
Bụi than có thể gây ra các triệu chứng ở mũi hoặc bệnh
phổi mãn tính
-
Hợp chất silic dioxyt (SiO2) có thể gây ra
các biến chứng ở phổi.
|
Dược
Sĩ
|
-
Bụi thuốc psyllium có thể gây viêm màng nhầy mũi
-
Tiếp xúc với thuốc kháng sinh (trụ sinh) có thể dị ứng
gây mẫn cảm hoặc viêm da tiếp xúc
|
Thợ
In
|
Thuốc
nhuộm acrylic có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc và phát ban.
|
Viêm
Màng Nhầy Mũi hoặc Các Chứng Bệnh Dị Ứng Mũi do Nghề Nghiệp
Hắt
hơi, chảy nước mũi (nasal
discharge), sung huyết (congestion), và viêm màng nhầy mũi (rhinitis) ở
nơi làm việc có thể là các dấu hiệu của bệnh nghề nghiệp. Những nhân viên tiếp xúc với các loại thuốc,
bụi gỗ, các hóa chất, kim loại, và các hợp chất hóa
học tiêu diệt vi sinh vật (biocide) sẽ
có nhiều nguy cơ mắc phải bệnh nghề nghiệp.
Viêm màng nhầy mũi do nghề nghiệp (occupational rhinitis) có thể đến trước bệnh suyễn nghề nghiệp (occupational
asthma), do đó việc chẩn đoán sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng trong
tương lai. Những người có nguy cơ cũng
có thể phát triển bệnh viêm xoang (sinusitis), suy giảm
chức năng khứu giác (olfactory dysfunction),
và các rối loạn ở dây thanh âm (vocal cord).
Việc quản lý bệnh sau khi loại trừ chất gây dị ứng có thể bao gồm rửa
mũi bằng dung dịch nước muối (saline), các loại thuốc steroid bôi (thoa, nhỏ
mũi, nhỏ mắt), và các loại thuốc kháng histamin (antihistamine).
Bệnh
Suyễn Nghề Nghiệp
Các Chất Gây Bệnh Suyễn Nghề Nghiệp
Phổ Biến Nhất
|
Các
phần tử trong không khí từ thực phẩm (đặc biệt từ cá)
|
Andehyt
(Aldehyde)
|
Các
động vật (đặc biệt các động vật trong phòng thí nghiệm)
|
Nhựa thông (colophony: đặc biệt dùng trong véc-ni (varnish),
mực, và thùng nhạc cụ )
|
Bột
mì và bụi hạt ngũ cốc
|
Các
chất gây cháy bằng nhựa thông dùng trong kỹ nghệ hàn
|
Isocyanate
(được sử dụng trong cao su urethane, polyurethane, keo dán, sơn và véc-ni, và
việc sản xuất thuốc diệt cỏ)
|
Bụi
gỗ
|
Các
nhân viên (người lao động) thường xuyên tiếp xúc, hít vào, và trở nên mẫn cảm với
một số chất trong không khí có thể phát triển bệnh suyễn nghề nghiệp
(occupational asthma). Sự tiếp xúc ở nơi
làm việc là nguyên nhân gây ra 5% đến 15% trong tổng số các trường hợp bị bệnh
suyễn ở những nước công nghiệp hóa. Có
trên 250 chất được báo cáo là nguyên nhân gây ra bệnh suyễn nghề nghiệp. Thông thường, các nhân viên (người lao động)
có nguy cơ sẽ phát triển chứng viêm màng nhầy mũi với tình trạng ho, thở khò
khè và khó thở tiến triển chậm. Bệnh suyễn
nghề nghiệp có thể tiến triển trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc
với các chất gây dị ứng, hoặc sau nhiều năm tiếp xúc thường xuyên với các chất
gây bệnh. Những nhân viên (người lao động)
đang có bệnh suyễn nhẹ đồng thời hút thuốc lá sẽ có nguy cơ gia tăng. Có những trường hợp chưa được phát hiện và
các chuyên gia cho rằng con số này rất lớn.
Sau khi trở nên mẫn cảm, những nhân viên (người lao động) này có thể gặp
phải các phản ứng thậm chí sau khi tiếp xúc với số lượng chất gây dị ứng rất nhỏ. Các chuyên gia tin rằng bệnh suyễn nghề nghiệp
được chẩn đoán với con số ít hơn con số thực sự. Một dấu hiệu có thể giúp ích cho việc chẩn
đoán: bệnh nhân báo cáo rằng các triệu chứng được cải thiện vào cuối tuần hoặc
vào những ngày nghỉ.
Tất
cả bệnh nhân bị suyễn nên được điều trị theo các hướng dẫn hiện hành. Nếu bệnh suyễn nghề nghiệp trở thành một chứng
bệnh mãn tính, thì các bệnh nhân sẽ cần đến chế độ quản lý bệnh bằng thuốc.
Nghi Ngờ Dị Ứng Do
Nghề Nghiệp
Các
nhà điều tra sức khỏe nghề nghiệp đánh giá cao các ngành công nghệ có liên quan
đến các chất gây dị ứng ở nơi làm việc và nên thường xuyên giám sát các biện
pháp ngăn ngừa và đánh giá các mẫu không khí.
Những nơi làm việc này thường có các bác sĩ chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp
để thi hành các chương trình ngăn ngừa và phát hiện sớm các trường hợp bệnh mới. Các biện pháp ngăn ngừa bao gồm kiểm tra phổi,
da, và giáo dục nhân viên. Các nghiệp chủ (employer)
thường cung cấp các biện pháp kiểm soát môi trường chẳng hạn như thông gió đầy
đủ, giày ống của thợ sơn, quạt hút hơi, quần áo bảo hộ, mặt nạ bảo vệ, mặt nạ
phòng hơi độc, và kính che mắt. Tuy
nhiên, có những nhân viên (người lao động) có thể thực hiện theo cách của riêng
họ để tiết kiệm thời gian hoặc để cảm thấy được thoải mái. Ví dụ, những người thợ hàn có thể không sử dụng
các thiết bị an toàn nếu họ cho rằng “họ đang làm một công việc rất đơn giản”,
hoặc một nhân viên phòng thí nghiệm có thể nghĩ rằng mặc quần áo bảo hộ và các
thiết bị bảo vệ chỉ làm mất thời gian.
Các
dược sĩ, với kỹ năng phỏng vấn giỏi và dễ tiếp xúc, có thể là các nhà lâm sàng
đầu tiên xem xét các trường hợp bị dị ứng do nghề nghiệp. Dược sĩ có thể đóng vai trò tiền tiêu bằng
cách tìm hiểu về các ngành công nghệ trong khu vực của họ và các chất gây dị ứng
phổ biến có liên quan. Đặt câu hỏi về
nghề nghiệp của bệnh nhân khi thu thập các thông tin cơ bản không chỉ giúp tạo
bầu không khí thư giãn, mà nó còn giúp phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ. Sau khi bệnh nhân giải thích về nghề nghiệp của
họ, hãy bước thêm một bước trong tiến trình đặt câu hỏi, và hỏi:
-
Bệnh
nhân giải thích về tính chất công việc của họ
-
Đặc
biệt về các chất hóa học, sơn, bụi, hoặc khói
-
Các
triệu chứng có trở xấu ở nơi làm việc, đầu giờ chiều, cải thiện vào cuối tuần,
hoặc ngày nghỉ không
-
Những
người làm chung có cùng các triệu chứng không.
Nếu tình trạng dị ứng do nghề nghiệp được phát hiện và thành lập, thì
cách tốt nhất – nhưng rõ ràng không phải là cách dễ dàng nhất – là bệnh nhân phải
thay đổi công việc. Việc điều trị các
triệu chứng thường sẽ cần đến.
Kết Luận:
Can
thiệp đúng lúc đối với các tình trạng dị ứng nghề nghiệp bị nghi ngờ - bắt đầu
với việc phòng tránh các chất gây dị ứng – là một vấn đề rất quan trọng, vì các
triệu chứng có thể đảo ngược được nếu được phát hiện sớm. Một cách đáng tiếc là, sau khi tình trạng dị ứng
do nghề nghiệp được thành lập, việc tránh xa môi trường hoặc tránh xa các chất
gây bệnh có thể không giúp cải thiện các triệu chứng. Sau khi các nhân viên (người lao động) biết
cách tránh xa các chất gây dị ứng đặc biệt, thì thuốc và các biện pháp kiểm
soát triệu chứng sẽ trở nên rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính. (Trở về đầu trang)
Chất Sắt Là Gì?
Sắt
là một khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của tất cả tế bào. Nó được cần đến để giúp các hồng cầu (red blood
cell) vận chuyển khí oxy đi khắp cơ thể.
Hầu như 2 phần 3 hàm lượng chất sắt trong cơ thể được tìm thấy trong
hemoglobin, một loại protein trong các hồng cầu. Tình trạng thiếu
chất sắt (iron deficiency) là tình trạng
thiếu dinh dưỡng đứng đầu trên thế giới, và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra
chứng thiếu máu (anemia)
ở Hoa Kỳ.
Chất Sắt Trong Chế Độ
Ăn Của Chúng Ta
Có
2 dạng chất sắt dinh dưỡng. Chất sắt chứa nhóm heme (heme
iron) được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với chất
sắt không chứa nhóm heme (non-heme iron). Chất sắt chứa nhóm heme được tìm thấy trong
các sản phẩm từ động vật, chẳng hạn như thịt đỏ
(red meat), cá, và thịt gia cầm. Chất sắt không chứa nhóm heme được tìm thấy
trong các sản phẩm từ thực vật, chẳng hạn như đậu lăng, các loại đậu, và ngũ cốc được tăng cường (fortified
cereal); loại chất sắt này là nguồn cung cấp chất sắt dinh dưỡng chính.
Bạn Có Nguy Cơ Bị Thiếu
Hụt Chất Sắt Không ?
Các
nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt chất sắt là do không tiêu thụ đủ
số lượng chất sắt dinh dưỡng, nhu cầu về chất sắt gia tăng, khả năng hấp thụ
kém, và mất máu. Những người có nguy cơ
bị thiếu chất sắt bao gồm các vận động viên, phụ nữ trẻ tuổi, phụ nữ mang thai,
những người cao tuổi, và những người không ăn thịt. Vận động viên thường có nhiều nhu cầu về chất
sắt do mức độ tập thể dục cao, do đó kích thích sự sản sinh hồng cầu nhiều
hơn. Những phụ nữ vị thành niên thường
không tiêu thụ đủ chất sắt trong chế độ ăn để bù đắp lại số lượng kinh nguyệt bị
mất đi. Quá trình mang thai làm tăng nhu
cầu chất sắt từ người mẹ và thai nhi. Việc
tiêu thụ chất sắt dinh dưỡng thường giảm xuống ở những người cao tuổi do chế độ
ăn uống không đủ chất. Những người không ăn thịt (vegetarian)
có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt vì họ chỉ ăn các sản phẩm từ thực vật
(nghĩa là, chỉ tiêu thụ chất sắt không chứa nhóm heme).
LIỀU LƯỢNG DINH DƯỠNG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT CHO CHẤT SẮT
|
||||
Độ Tuổi
|
Đàn Ông
(mg/ngày)
|
Phụ Nữ
(mg/ngày)
|
Mang Thai
(mg/ngày)
|
Cho Con Bú
(mg/ngày)
|
14
– 18
|
11
|
15
|
27
|
10
|
19
– 50
|
8
|
18
|
27
|
9
|
51+
|
8
|
8
|
Các Triệu Chứng
Các
triệu chứng thông thường của tình trạng thiếu chất sắt bao gồm mệt mỏi, giảm hiệu
suất làm việc và thành tích học tập, cảm giác bị lạnh hoặc khó duy trì thân nhiệt
bình thường, suy giảm chức năng miễn dịch, khó thở, và đau ngực. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất; tuy
nhiên, nó có thể không liên quan đến chứng thiếu máu do thiếu chất chất sắt, vì
nhiều chứng bệnh, tình trạng bệnh lý, hoặc các chọn lựa về lối sống có thể gây
mệt mỏi. Một số cá nhân bị thiếu chất sắt
có thể không xuất hiện các triệu chứng.
Xét nghiệm máu và đánh giá của bác sĩ được đề xuất để chẩn đoán chính
xác tình trạng thiếu chất sắt.
Chẩn Đoán Tình Trạng
Thiếu Chất Sắt
Nếu
bạn có bất kỳ triệu chứng nào được mô tả trên đây hoặc nếu bạn quan tâm đến việc
tiêu thụ đủ chất sắt, thì bạn nên thảo luận với bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được bạn có
bị chứng thiếu máu do thiếu chất sắt hay không.
Hai xét nghiệm máu phổ biến nhất để đánh giá chứng thiếu máu do thiếu chất
sắt là xét nghiệm hemoglobin và hematocrit (phần trăm số lượng hồng cầu trong
thể tích máu tổng cộng). Ngoài ra, bác
sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm đếm tế bào máu
(complete blood count) để xác định số lượng
hồng cầu tổng cộng và xét nghiệm hàm lượng ferritin trong máu của bạn (ferritin
là một loại protein trong cơ thể được sử dụng để lưu trữ chất sắt). Bác sĩ cần phải xác định nguyên nhân gây ra
chứng thiếu máu do thiếu chất sắt và đề xuất kế hoạch điều trị tốt nhất.
Các Loại Thực Phẩm Chức
Năng Chứa Chất Sắt
Các
thực phẩm chức năng chứa chất sắt có thể được sử dụng để điều trị chứng thiếu
máu do thiếu chất sắt. Điều quan trọng
là phải sử dụng các loại thực phẩm chức năng này theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
các thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn bạn có thể kỳ vọng gì từ việc
sử dụng các thực phẩm chức năng chứa chất sắt và các hướng dẫn sử dụng chúng hợp
lý. Một loại đa
vitamin (multivitamin) thường không
được đề xuất như một chọn lựa điều trị vì nó có thể không chứa đủ số lượng chất
sắt cần thiết. Ngoài ra, các khoáng chất
khác, chẳng hạn như canxi (calcium), photpho (phosphorus), và magie
(magnesium), có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt.
Có
vô số các thương hiệu thực phẩm chức năng chứa chất sắt uống bằng miệng được
bán không cần toa bác sĩ (over the counter), và các dạng khác bao gồm
ferrous sulfate, carbonyl iron, và chất sắt chứa nhóm heme. Các dạng thực phẩm chức năng khác nhau thay đổi
tùy theo khả năng hấp thụ và các tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ về
đường tiêu hóa. Các tác dụng phụ về đường
tiêu hóa phổ biến nhất là buồn nôn, táo bón, và tiêu chảy. Các tác dụng phụ này thường liên quan đến liều
lượng sử dụng và thường có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh liều lượng
và sử dụng các loại thuốc đặc trị cho các triệu chứng.
THỰC PHẨM, THỨC UỐNG, THUỐC, VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP
THỤ CHẤT SẮT UỐNG BẰNG MIỆNG
|
|
Ức Chế Hấp Thụ
|
Gia Tăng Hấp Thụ
|
-
Cà phê, trà, sữa, ngũ cốc, chất xơ dinh dưỡng, các thức
uống có ga
-
Đa vitamin hoặc các thực phẩm chức năng chứa canxi, kẽm,
magie hoặc đồng
-
Thuốc kháng axit (antacids), thuốc kháng histamine, và thuốc ức chế
bơm proton
-
Các loại thuốc kháng sinh quinolone và tetracycline
|
-
Vitamin C
-
Các thực phẩm có tính axit (ví dụ, sốt cà)
-
Thực phẩm chức năng chứa chất sắt không có lớp bọc đường
-
Sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất sắt khi bụng đói
|
Các Thực Phẩm Chức
Năng Feosol
Feosol
có 3 dạng thực phẩm chức năng chứa chất sắt không cần đơn bác sĩ để phù hợp với
khả năng tài chính và lối sống của mỗi người.
Dạng Feosol thế hệ mới giúp bạn dễ dàng so sánh và chọn lựa loại chất sắt
mà bạn cần đến.
Feosol Nguyên Thủy
-
Chứa chất sắt dạng ferrous sulfate (FeSO4)
-
Dạng phổ biến và kinh tế nhất
Dạng
này chứa 65 mg nguyên tố sắt, tương đương một viên 325 mg, cung cấp 360% số lượng
dinh dưỡng được đề xuất (RDA), là một loại thực phẩm chức năng chứa chất sắt có
hiệu lực cao.
Feosol Phóng Thích Tự
Nhiên
-
Chứa carbonyl iron, một dạng sắt nguyên chất
-
Dễ chịu đối với cơ thể
Không
đòi hỏi hợp chất phụ hoặc lớp bọc đường để giúp khả năng hấp thụ chất sắt từ từ. Loại chất sắt này thường được điều tiết bởi
cơ thể, do đó bao tử phải tiết ra axit để giúp hấp thụ. Nhiều người cảm thấy dạng thuốc này dễ dung nạp,
là loại thay thế nhẹ hơn cho các dạng truyền thống khác. Dạng này chứa 45 mg chất sắt, cung cấp 250% số
lượng dinh dưỡng được đề xuất.
Feosol Hoàn Thiện Với
Bifera®
-
Chứa chất sắt có nhóm heme và không có nhóm heme
-
Dễ chịu hơn đối với cơ thể, giảm thiểu các tác dụng phụ như táo bón và buồn nôn
Dạng
này chứa 28 mg chất sắt, 22 mg phức chất sắt polysaccharide và 6 mg sắt
polypeptit chứa nhóm heme (heme iron polypeptide), cung cấp 155% số lượng dinh
dưỡng được đề xuất. Dạng này tạo sự thuận
lợi là có thể tiêu thụ với thực phẩm hoặc không cần thực phẩm; vì nó bao gồm sắt
chứa nhóm heme, những chất thêm vào như vitamin C sẽ không cần thiết để gia
tăng khả năng hấp thụ.
Các Cân Nhắc Đặc Biệt
Khi Tiêu Thụ Thực Phẩm Chức Năng Chứa Chất Sắt
Một
số loại thực phẩm, thức uống, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ
chất sắt, đặc biệt là dạng không chứa nhóm heme. Các sản phẩm chứa chất sắt uống bằng miệng có
thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của một số loại thuốc kháng sinh, do đó nên
sử dụng các loại thuốc này cách nhau trên 2 tiếng. Các loại thuốc ức chế bơm proton ảnh hưởng đến
vitamin C và các chức năng của nó bên trong dạ dày; do đó, chúng có thể ảnh hưởng
đến mức độ hấp thụ chất sắt.
Nói Chuyện Với Bác Sĩ
Hoặc Dược Sĩ
Bạn
không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa chất sắt nếu chưa tham khảo
với bác sĩ hoặc dược sĩ để có được sự chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ hoặc dược sĩ có thể giúp bạn chọn
lựa các sản phẩm chứa chất sắt thích hợp và có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của
bạn. Luôn luôn thông báo cho bác sĩ hoặc
dược sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng
nào, vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt hoặc loại thuốc đặc
trị nào.
CẢNH BÁO: Vô tình sử dụng quá liều các sản phẩm chứa chất sắt là một
nguyên nhân đứng đầu gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng ở các trẻ em dưới 6 tuổi. Giữ các sản phẩm này ngoài tầm với của trẻ
em. Trong trường hợp vô tình bị quá liều,
điện thoại (đến khám) bác sĩ hoặc trung tâm kiểm soát chất độc ngay.
Feosol không được đề xuất để chẩn đoán, điều trị, chữa khỏi, hoặc
ngăn ngừa bất kỳ chứng bệnh nào. (Trở về đầu trang)
Nguồn
(Source):