CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA
Sau
đây là các biến chứng có thể xảy ra:
-
Suy
thận mãn tính (lâu dài)
-
Hủy
hoại tim hoặc hệ thần kinh
-
Bệnh
thận giai đoạn cuối
-
Cao
huyết áp
Các biến chứng tim mạch
Các
biến chứng tim mạch (chẳng hạn như suy tim, nhồi máu cơ tim (myocardial
infarction), loạn nhịp tim (arrhythmias), tim ngừng đập (cardiac arrest) đã được
chứng kiến trong số 35% các bệnh nhân bị suy thận cấp (tính). Ứ chất lỏng do chứng suy thận cấp (tính) giảm
niệu (oliguric acute kidney failure) là một nguy cơ đặc biệt đối với các bệnh
nhân cao tuổi với khả năng bơm máu của tim (cardiac reserve) bị hạn chế. Ở các bệnh nhân bị tim, nếu xảy ra tình trạng
suy thận cấp (tính) trong trường hợp bị suy tim cấp (tính) mất khả năng duy trì
tuần hoàn máu (acute decompensated heart failure) hoặc phẫu thuật tim, thì tình
trạng suy thận cấp (tính) sẽ trở nên xấu hơn và có nhiều nguy cơ tử vong.
Viêm
màng ngoài tim (pericarditis) là một biến chứng tương đối hiếm của chứng suy thận
cấp (tính). Khi tình trạng viêm màng
ngoài tim làm cho chứng suy thận cấp (tính) trở nên nghiêm trọng, hãy xem xét
thêm các tình trạng, chẳng hạn như luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus
erythematosus – SLE) và hội chứng gan thận (hepatorenal syndrome: rối loạn trong đó xuất hiện chứng suy thận cấp (tính) nặng
dần trong các bệnh nhân bị xơ gan).
Chứng
suy thận cấp cũng có thể là một biến chứng của các chứng bệnh về tim, chẳng hạn
như viêm màng trong tim (endocarditis: viêm
màng lót buồng tim và van tim), suy tim cấp (tính) mất khả năng duy trì tuần
hoàn máu, hoặc rung tâm nhĩ với bong bóng khí (atrial fibrillation with emboli). Hiện tượng tim ngừng đập ở các bệnh nhân bị suy
thận cấp (tính) luôn luôn làm tăng nghi ngờ bị tăng ion kali trong máu
(hyperkalemia). Nhiều chuyên gia đề xuất
một thử nghiệm truyền chlorua canxi (calcium chloride hoặc gluconate) cho các bệnh
nhân nào bị suy thận cấp (tính) mà gặp phải hiện tượng tim ngừng đập.
Các biến chứng ở phổi
Các
biến chứng ở phổi đã được báo cáo xảy ra trong khoảng 54% số bệnh nhân bị suy thận
cấp (tính) và là một yếu tố nguy cơ gây tử vong quan trọng nhất ở các bệnh nhân
bị suy thận cấp (tính). Ngoài ra, các chứng
bệnh tồn tại mà chúng thường đi kèm với rối loạn phổi tự phát và thận bao gồm:
-
Hội
chứng Goodpasture (hội chứng phổi-thận)
-
Bệnh
viêm u hạt Wegener (Wegener granulomatosis: một chứng
bệnh hiếm thấy, trong đó các mạch máu và các mô bị viêm)
-
Bệnh
viêm đa động mạch (polyarteritis nodosa: các động
mạch có kích cỡ trung và nhỏ bị sưng và bị tổn thương)
-
Tình
trạng xuất hiện kháng thể cryoglobulin trong máu (cryoglobulinemia)
-
Bệnh
viêm cơ quan (sarcoidosis: chứng bệnh không rõ
nguyên nhân, trong đó tình trạng viêm xảy ra ở các hạch bạch huyết, phổi, gan,
mắt, da, và các mô khác)
Tình
trạng thiếu oxy đến các mô (hypoxia) thường xảy ra trong quá trình thẩm tách
qua da (hemodialysis: lọc máu qua da) và có thể đặc biệt quan trọng đối với các
bệnh nhân bị bệnh phổi. Tình trạng thiếu
oxy liên quan đến thẩm tách (dialysis-related hypoxia) được xem do khối u không
hoạt động gồm các bạch cầu trong phổi (lung sequestration of leukocytes: là một khối u cứng hoặc u nang được cấu tạo bởi mô chính
không hoạt động, không trao đổi thông tin với hệ thống khí quản phổi và có nguồn
cung cấp máu hệ thống không bình thường) và do tình trạng thiếu oxy túi phổi
(alveolar hypoventilation) gây ra.
Các biến chứng ở đường
ruột và dạ dày
Buồn
nôn, nôn mửa, và chán ăn là các biến chứng thường xuyên của chứng suy thận cấp
(tính) và là một trong những dấu hiệu chính của tình trạng xuất hiện các sản phẩm
thải trong máu (uremia). Xuất huyết đường
ruột và dạ dày (GI bleeding) xảy ra trong khoảng 1 phần 3 số bệnh nhân bị suy
thận cấp (tính). Đa số các đợt xuất huyết
diễn biến nhẹ, nhưng nó là nguyên nhân gây tử vong cho 3 – 8% các bệnh nhân bị suy
thận cấp (tính).
Viêm tuyến tụy
Tình
trạng dư men amylase trong huyết thanh (hyperamylasemia) thường tìm thấy ở các
bệnh nhân bị suy thận cấp (tính). Nồng độ
amylase tiêu chuẩn bị tăng cao có thể gây phức tạp cho việc chẩn đoán bệnh viêm
tuyến tụy (pancreatitis) ở các bệnh nhân bị suy thận cấp (tính). Số đo men lipase, mà nồng độ men này thường
không tăng cao ở các bệnh nhân bị suy thận cấp (tính), thường rất cần thiết cho
việc chẩn đoán bệnh viêm tuyến tụy. Viêm
tuyến tụy đã được báo cáo là một chứng bệnh xảy ra đồng thời với chứng suy thận
cấp (tính) ở các bệnh nhân bị bệnh tắc mạch do tinh thể cholesterol
(atheroemboli), viêm mạch (vasculitis), và nhiễm trùng do viêm ống mật cấp
(ascending cholangitis).
Bệnh vàng da
Bệnh
vàng da (jaundice) được báo cáo là một biến chứng của bệnh thận hư cấp (tính) xảy
ra trong khoảng 43% các trường hợp.
Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở các bệnh nhân bị chứng suy thận cấp (tính)
là tình trạng ứ máu trong gan (hepatic congestion), truyền máu (blood
transfusion), và nhiễm trùng (sepsis).
Viêm gan
Nếu
viêm gan xảy ra đồng thời với chứng suy thận cấp (tính) thì nên cân nhắc ngay đến
các rối loạn sau đây bằng phương pháp chẩn đoán phân biệt (differential
diagnosis: phân biệt các chứng bệnh có chung đặc
điểm bằng các so sánh các dấu hiệu và các triệu chứng):
-
Tắc nghẽn ống mật chủ (common bile duct
obstruction)
-
Viêm
gan B phát đột ngột
-
Bệnh
trùng xoắn móc câu (leptospirosis)
-
Ngộ
độc thuốc acetaminophen
-
Nhiễm
độc nấm amanita phalloides
Các biến chứng do nhiễm
trùng
Các
tình trạng nhiễm trùng thường làm cho quá trình bệnh suy thận cấp (tính) trở
nên nghiêm trọng và đã được báo cáo xảy ra trong khoảng 33% số bệnh nhân bị suy
thận cấp (tính). Các khu vực thường bị
nhiễm trùng nhất là phổi và đường tiết niệu.
Tình trạng nhiễm trùng thường là nguyên nhân hàng đầu làm cho bệnh hoành
hành và gây tử vong ở các bệnh nhân bị suy thận cấp (tính). Có nhiều nghiên cứu khác nhau đã báo cáo tỉ lệ
tử vong là 11 – 72% trong các trường hợp nhiễm trùng gây nghiêm trọng cho bệnh suy
thận cấp (tính).
Các biến chứng thần
kinh
Các
dấu hiệu thần kinh của chứng urê huyết là một biến chứng phổ biến của chứng suy
thận cấp (tính) và đã được báo cáo xảy ra trong khoảng 38% các bệnh bị suy thận
cấp (tính). Các di chứng (sequelae) thần
kinh bao gồm trạng thái hôn mê (lethargy), trạng thái buồn ngủ, sự đảo ngược
chu kỳ thức-ngủ, suy giảm chức năng nhận thức và trí nhớ. Suy giảm chức năng hệ thống thần kinh đặc thù
(focal neurologic deficit) hiếm khi chỉ do chứng urê huyết gây ra.
Người
ta vẫn chưa rõ sinh lý bệnh (pathophysiology) của các triệu chứng thần kinh,
nhưng các triệu chứng này không liên quan nhiều đến nồng độ nitơ từ phân trong
máu (BUN: blood urea nitrogen) hoặc nồng độ creatinine.
Một
số chứng bệnh thể hiện bằng các dấu hiệu thần kinh và thận xảy ra cùng lúc, bao
gồm:
-
Luput
ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus – SLE)
-
Ban
xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (thrombotic thrombocytopenic purpura – TTP)
-
Hội
chứng tan huyết urê trong máu (hemolytic uremic syndrome – HUS)
-
Viêm
màng trong tim (endocarditis)
-
Cao
huyết áp ác tính (malignant hypertension)
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
CHỨNG SUY THẬN CẤP (TÍNH)
Các
đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát do bác sĩ thực hiện bao gồm các xét nghiệm máu
và xét nghiệm nước tiểu (urinalysis) để theo dõi tình trạng sức khỏe của thận
và đường tiết niệu.
Uống
đủ chất lỏng để giữ cho thận hoạt động bình thường.
Tránh
sử dụng các hợp chất hoặc các loại thuốc mà có thể gây độc hại hoặc hủy hoại
các mô thận. Hãy hỏi bác sĩ về các hợp
chất này để tránh sử dụng.
Những
người có nguy cơ bị bệnh thận mãn tính (mạn) có thể cần được kiểm tra thường
xuyên hơn để kiểm tra chức năng thận và các rối loạn khác mà chúng xảy ra khi
chức năng thận bị suy giảm. Nếu khó đi
tiểu hoặc có máu trong nước tiểu thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nguồn bổ sung: