LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÂN PHỐI
Chuối
được xem là bắt nguồn từ Malaysia cách đây khoảng 4000 năm. Từ nơi này, chuối được giới thiệu đến khắp
nơi ở Philippin (Phi Luật Tân) và Ấn Độ, mà quân đội của Alexander Đại Đế đã
ghi chép là chúng được trồng ở hai nước này vào năm 327 trước Công Nguyên.
Chuối
đã được đưa đến Châu Phi do các nhà buôn người Ả Rập và đã được các nhà thám hiểm
người Bồ Đào Nha khám phá ở đó vào năm 1482 sau Công Nguyên, và họ đã giới thiệu
chuối đến Châu Mỹ, và hiện nay Châu Mỹ là nơi sản xuất đa số sản lượng chuối.
Chuối
được đưa vào Hoa Kỳ để bán trên thị trường cho đến cuối thế kỷ 19, và đầu tiên
chỉ được thưởng thức bởi những người sống ở những vùng biển nơi các tàu chở chuối
cặp bến; bởi vì chuối dễ bị dập, nên chúng không thể được vận chuyển đi xa.
Nhờ
vào sự phát minh của công nghệ làm lạnh và các phương tiện vận chuyển trở nên nhanh
hơn vào thế kỷ 20, mà chuối đã trở nên phổ biến hơn. Hiện nay, chuối được trồng phần lớn ở những
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, và những nước cung cấp chuối chính là Costa
Rica, Mexico, Ecuador và Brazil (Ba Tây).
Hiện
nay chuối ăn quả và chuối lá là loại trái cây (hoa quả) có sản lượng đứng hàng
thứ 4 trên thế giới đứng sau nho (grape), các loại cây họ cam quít, và
táo. Sản lượng chuối của thế giới sấp xỉ
28 triệu tấn – 65% từ Nam Mỹ, 27% từ Đông Nam Á, và 7% từ Châu Phi. 1 phần 5 sản lượng chuối được xuất khẩu sang
Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ và Nhật Bản dưới dạng chuối tươi. Ấn Độ là nước cung cấp chuối hàng đầu. Sản lượng chuối từ 400 000 acre (161 878
hecta) được dành hoàn toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Indonesia (Nam Dương) sản xuất trên 2 triệu tấn
chuối mỗi năm, Philipin (Phi Luật Tân) khoảng nửa triệu tấn, chủ yếu xuất khẩu
đến Nhật Bản. Đài Loan gia tăng trên nửa
triệu tấn cho xuất khẩu. Các vùng nhiệt
đới Châu Phi (vùng Bờ Biển Ngà và Somalia) trồng khoảng 9 triệu tấn chuối mỗi
năm và xuất khẩu số lượng lớn sang Châu Âu.
Brazil
(Ba Tây) là nước trồng chuối đứng đầu ở Nam Mỹ - khoảng 3 triệu tấn mỗi năm, phần
lớn dành cho nhu cầu tiêu thụ ở địa phương, trong khi đó, Colombia và Ecuador
là những nước xuất khẩu chuối đứng đầu ở Nam Mỹ. Sản lượng chuối của Venezuela vào năm 1980 đã
đạt 983 000 tấn. Việc sản xuất với số lượng
lớn cho xuất khẩu lên vùng Bắc Mỹ tập trung ở Honduras (ở đây các cánh đồng chuối
có thể chiếm 60 mile vuông – khoảng 155 km vuông) và Panama, và với số lượng ít
hơn so với Costa Rica. Ở các quần đảo giữa
Đông Nam Bắc Mỹ và Bắc Nam Mỹ (West Indies), một nhóm các hòn đảo Windward của
Martinique (một thuộc địa của Pháp) và Guadeloupe là những nước trồng chuối
chính, và trong nhiều năm, các vùng này thường xuyên xuất khẩu sang Châu Âu. Chuối xanh là loại thực phẩm chính của những
cư dân của vùng Tây Samoa, và được xuất khẩu với số lượng lớn.
Ở
Ghana, chuối lá là một loại thực phẩm chính, nhưng cho đến cuối những năm 1960
chuối chỉ được trồng ở vườn nhà hoặc để che nắng cho cacao. Khi nhu cầu trồng cacao bị sụt giảm, kế hoạch
trồng chuối lá với quy mô lớn đã được thực hiện thay thế cho cacao, và chuối lá
được trồng ở những cánh rừng mới được khai hoang mà đây chính là những mảnh đất
chứa nhiều chất hữu cơ rất tốt cho việc trồng trọt. Từ năm 1977, Ghana đã thu hoạch 2 204 000 tấn
chuối mỗi năm.
Chuối
lá là một loại thực phẩm chứa tinh bột quan trọng nhất ở Puerto Rico và có giá
trị tài chính đứng thứ 3 trong số các sản lượng nông nghiệp, được ước tính là
30 000 000 đô la mỗi năm. Mặc dù đã áp dụng
các phương pháp trồng trọt tiên tiến trong những năm gần đây và sản lượng chuối
đã được gia tăng khoảng 15% vào năm 1980, nhưng Puerto Rico vẫn cần nhập khẩu
1328 tấn chuối để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Lượng tiêu thụ hàng năm tính theo đầu người
là khoảng 65 lbs (29,5 kg). Trong quá khứ,
phần lớn chuối lá ở Puerto Rico được trồng ở các sườn núi ẩm ướt. Giá chuối tăng lên đã khiến cho một số nhà
nông xây dựng các đồn điền ở những mảnh đất ở đồng bằng mà trước đây được dùng
để trồng mía.
Ở
những vùng nhiệt đới của nước Colombia, chuối lá không chỉ là một phần quan trọng
trong chế độ ăn uống của các cư dân ở đây, mà còn là loại trái cây (hoa quả) và
thực vật cung cấp thực phẩm thiết yếu cho các loại gia súc. Diện tích trồng chuối lá tổng cộng là khoảng
1 037 820 acre (khoảng 420 000 hecta) với sản lượng là 5500 lbs/acre (khoảng
5500 kg/hecta). Mexico trồng khoảng 1 phần
6 so với Colombia, và sản lượng có giá trị khoảng 1335 đô la Mỹ trên mỗi acre
(3300 đô la Mỹ trên mỗi hecta).
Venezuela sản xuất khoảng 517 000 tấn chuối trong 146 000 acre (59 000
hecta) vào năm 1980 – và nước Cộng Hòa Dominican đứng thứ tư với diện tích trồng
chuối khoảng 114 600 acre (46 200 hecta).
Chuối ăn quả và chuối lá thường được trồng trong vườn nhà ở một số gia đình
ở miền nam tiểu bang Florida. Có một vài
đồn điền ở Florida cung cấp chuối cho thị trường địa phương.
Thời
gian tổng cộng: 20 phút
Thời
gian chuẩn bị: 20 phút
Thời
gian nấu: 0 phút
Khẩu
phần ăn: 5 người
Thành Phần
-
6
– 8 ounce (12 – 16 muỗng canh) sữa chua vani
-
1
pint (473 g) dâu tây tươi
-
2
quả táo, gọt vỏ
-
1
– 2 quả chuối
-
2
quả cam hoặc hai trái quít
-
1
muỗng canh đường
Hướng dẫn:
Cắt
dâu tây, táo, chuối và 1 quả cam, rồi cho vào một tô lớn.
Cho
đường vào và trộn đều các loại trái cây này.
Kế đến, cho sữa chua vào và đánh đều lên.
Vắt
nước từ quả cam còn lại vào tô trái cây (hoa quả) rồi đánh đều lên.
Ghi chú: Có thể tách riêng sữa
chua và nước cam nếu chưa ăn và bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi ăn nên trộn đều lên.
Nguồn bổ sung: